Em hãy viết bài văn nghị luận đánh giá bài thần trụ trời (đánh giá 5sao )

Em hãy viết bài văn nghị luận đánh giá bài thần trụ trời (đánh giá 5sao )

2 bình luận về “Em hãy viết bài văn nghị luận đánh giá bài thần trụ trời (đánh giá 5sao )”

  1.  Trong thế giới truyện thần thoại, câu chuyện Thần Trụ trời là câu chuyện có ý nghĩa nhất. Truyện Thần Trụ trời thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. Cụ thể ở đây, câu chuyện đã cho người đọc thấy được quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác.Đặc biệt sức hấp dẫn của câu chuyện đến từ mặt hình thức nghệ thuật. 
    Truyện Thần Trụ Trời là câu chuyện kể về việc tạo lập không gian trời đất. Ngày xưa thời kì trời đất còn hỗn độn có một vị thần xuất hiện. Thần đã dùng thân mình, đội trời, đào đất để tạo nên đất trơdi như ngày nay.
            Chủ đề của truyện xoay quanh việc lí giải, giải thích nguồn gốc của trời đất, các hiện tượng tự nhiên. Đây là một chủ đề rất hay và hấp dẫn. 
    Về thể thoại, Thần Trụ trời thuộc thể loại thần thoại. Một thể loại từ xa xưa. Thần thoại kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hóa; qua đó, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. So với các thể loại truyện kể dân gian khác, thần thoại có những đặc điểm riêng thể hiện qua các yếu tố không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật,….
    Nhân vật thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạp ra thế giới. Hình hài đặc biệt: một vị thần khổng lồ, chân thần dài không tả xiết, bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác • Sức mạnh phi thường: Trong đám hỗn độn, thần đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đắp đá, đắp thành một cái cột cao, vừa to để chống trời
    Cốt truyện đơn giản: Đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). Thường là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên. Xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.  Thần Trụ trời xuất hiện với sức mạnh và hình hài đặc biệt. Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời.  Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy để vòm trời được đẩy lên cao.  Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao  mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.+ Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột đều trở thành biển rộng.
    Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 
               Như vậy ta có thể thấy sức hấp dẫn về hình thức của truyện Thần Trụ trời là vô cùng rõ nét. Qua đó giúp ta hiểu hơn về việc hình thành nên trời đất bao la, rộng lớn.

    Trả lời
  2.     Trong thế giới thần thoại xưa, một trong những tác phẩm không thể không nhắc đến đó là “Thần trụ trời”. Đó là một trong những tác phẩm tiêu biểu đầu tiên cho nền văn học thần thoại ở Việt Nam.
         Truyện “Thần trụ trời” đã cho thấy khát vọng của con người muốn được lý giải tự nhiên xung quanh mình. Câu chuyện xoay quanh nhân vật là một vị thần khổng lồ, chân dài không tả siết. Khi thần vươn cao đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Vì vậy, mới có sự phân cách giữa đất và trời. Không những thế, câu chuyện còn lý giải vì sao Trái đất chúng ta có chỗ không bằng phẳng, có chỗ gồ ghề, nhấp nhô đồng thời, chỉ ra nguồn gốc nguyên nhân của những vì sao, sông, núi và biển. Sự khám phá, muốn lý giải cho những hiện tượng tự nhiên được con người xưa đưa vào câu chuyện thần thoại này. Đó cũng thể hiện sức sáng tạo, sự tưởng tượng vô hạn của trí tuệ con người.
    Như vậy, “Thần trụ trời” là một trong những tác phẩm đã cho người đọc thấy rõ sự tìm tòi, muốn khám phá thế giới tự nhiên xung quanh mình của người dân thời xưa. Đồng thời, truyện còn cho thấy sự lý giải những hiện tượng tự nhiên qua cách tưởng tượng, sáng tạo lên những hình tượng không có thật, đặc trưng cho truyện thần thoại Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới