Mình mặc áo rách băn khoăn, Tay thời dắt mẹ dời chân lên đường. Xa khơi cách mấy dặm trường, Ba bốn ngày

Mình mặc áo rách băn khoăn,

Tay thời dắt mẹ dời chân lên đường.

Xa khơi cách mấy dặm trường,

Ba bốn ngày đường vừa tới ngã ba.

Hay đâu gặp một cụ già,

Phơ phơ đầu bạc, lòng hoà thương ôi.

Phạm Công trông thấy bùi ngùi:

Xin ông quay lại ta ngồi nói năng.

Nói cùng ông cụ cho chăng

Ba ngày ngồi đợi thung thăng cũng là..

Chẳng ngờ ông cụ đi qua,

Kêu xin bớt miệng cho ta ăn cùng.

Phạm Công nghe nói động lòng,

Cho cơm ông cụ ăn xong đoạn rồi.

(Trích Phạm Công Cúc Hoa, Nhiều tác giả, Kho tàng truyện Nôm khuyết danh tập 2,

NXB Văn học 2000, tr.1345)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích?

Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?

Câu 3. Tìm những từ ngữ khắc hoạ tâm trạng của Phạm Công trong đoạn trích.

Câu 4. Phạm Công được khắc hoạ trong hoàn cảnh nào? Phật Di Đà đã thử lòng tốt của

Phạm công ra sao?

Câu 5. Qua nhân vật Phạm Côn

1 bình luận về “Mình mặc áo rách băn khoăn, Tay thời dắt mẹ dời chân lên đường. Xa khơi cách mấy dặm trường, Ba bốn ngày”

  1. Câu 1: Thể thơ của đoạn trích là lục bát biến thể (do vần gieo ở tiếng 6 câu lục và tiếng 6 câu bát: vần “oăn” và vần “ân” không giống nhau)
    Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là Phạm Công 
    Câu 3: Từ ngữ khắc hoạ tâm trạng của Phạm Công trong đoạn trích là:
    – Từ “bùi ngùi” trong câu “Phạm Công trông thấy bùi ngùi”
    – Từ “động lòng” trong câu “Phạm Công nghe nói động lòng”
    Câu 4: 
    – Phạm Công được khắc hoạ trong hoàn cảnh “mặc áo rách băn khoăn, tay thời dắt mẹ dời chân lên đường” và trong lúc đó, Phạm Công gặp một cụ già đầu bạc đáng thương.
    – Phật Di Đà đã thử lòng tốt của Phạm Công bằng cách giả dạng cụ già để thử lòng tốt của ông.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới