Phân tích 12 câu đầu bài thơ Trao duyên – Nguyễn Du. Ko chép mạng

Phân tích 12 câu đầu bài thơ Trao duyên – Nguyễn Du.

Ko chép mạng

1 bình luận về “Phân tích 12 câu đầu bài thơ Trao duyên – Nguyễn Du. Ko chép mạng”

  1.  
    Bài làm
    Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.Thúy Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc, di sản văn học của nhân loại và tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du. Trao Duyên là một trong những đoạn trích hay và bi thiết nhất của Truyện Kiều. Trong đoạn trích, ta có thể thấy rõ tâm trạng của Kiều khi trao duyên cho em cũng như tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du đặc biệt qua 12 câu thơ đầu:
    “Cậy em, em có chịu lời,
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
    Giữa đường đứt gánh tương tư,
    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
    Kể từ khi gặp chàng Kim,
    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
    Sự đâu sòng gió bất kỳ,
    Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
    Ngày xuân em hãy còn dài,
    Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
    Chị dù thịt nát xương mòn,
    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
    “Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy , nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra 1 kiệt tác văn chương bất hủ. truyện Kiều đc vt bằng chữ nôm theo thể thơ lục bát gồm 3254 câu. Trong truyện Kiều, đoạn Trao duyên có vai trò như một bản lề khép mở hai phần đời đối lập của Kiều; hạnh phúc và đau khổ. Sau đó bắt đầu cuộc đời mười lăm năm năm lưu lạc đầy sống gió.
    Với hai câu đầu tiên, trước chuyện hệ trọng nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho kim Trọng thì Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ một cách hết sức tài tình:
    Cậy em em có chịu lời
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
    Từ cậy có nghĩa nhờ vả, gửi gắm, mong đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ của em. Còn chịu lời đồng nghĩa với nhận lời nhưng nhận lời nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn chịu lời thì bắt buộc phải chấp nhận không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy. Ngôn ngữ vừa nhờ vả, vừa nài nỉ, vừa là sự ép buộc. Hành động Lạy, thưa là sự trang nghiêm, trịnh trọng, hạ mình của người bề dưới với người bề trên. Cách nói tạo sự ràng buộc tế nhị. Kiều là chị lại lạy, thưa em mình. Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vâm là hoàn toàn hợp lí. Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.
    Lạy xong, Kiều mở lời giãi bày hoàn cảnh của mình với em nói, ra ý định muốn em kết duyên với Kim Trọng:
    Giữa đường đứt gánh tương tư
    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
    Thành ngữ Đứt gánh tương tư có ý chỉ tình duyên dang dở của Kiều và Kim Trọng ở vào tình cảnh không thể khác, đó là lý do để nhớ em. Đứng giữa bên hiếu và bên tình, nàng đã đặt chữ hiếu lên trên nên chuyện tình duyên của mình là đã phó mặc, ủy thác cho Vân. Như vậy,  có thể nói lời thuyết phục của Kiều đầy khôn khéo bởi vì Kiều đã cho Vân thấy rằng nàng đã không làm tròn chữ hiếu và chữ tình, chỉ được phép chọn một thôi. Nàng đã hi sinh tình yêu để giữ trọn chữ hiếu nên Vân không thể lấy lí do để từ chối được.
    Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Kiều. Những kỷ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em:
    Kể từ khi gặp chàng Kim
    Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
    Sự đầu sóng gió bất kỳ
    Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
    Hình ảnh Quạt ước, chén thề gợi về những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và kiều với những lời thề nguyền đính ước gắn bó, thủy chung. Nhưng ngờ đâu Sóng gió bất kì, tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn giữa hiếu và tình. Kiều đã chọn hi sinh chữ tìn. Nguyễn Du đã sử dụng điệp từ khi và biện pháp liệt kê để kể về mối tình đẹp đẽ, ngọt ngào đầy xót xa đối với Thúy Kiều lúc này. Mối tình Kim- Kiều là mối tình đẹp nhưng mong manh dễ vỡ. Qua đó, vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều vừa khiến em xúc động và nhận lời.
    Kiều thuyết phục Vân bằng cách nhắc đến tình máu mủ ruột già và cả bằmg tính mạng của mình:
    Ngày xuân em hãy còn dài
    Xót tình máu mủ thay lời nước non
    Chị dù thịt nát xương mòn
    Nụ cười chín suối hãy còn thơm lây
    Bằng sự thông minh, suy nghĩ thấu đáo của mình, Kiều đã khéo léo đưa ra ba lý lẽ để thuyết phục Vân. Trước hết là Vân còn trẻ, còn cả tg lai phía trc. Hơn nữa, Kiều và Vân lại là chị em ruột thịt, Vân nào có thể đành lòng nhìn chị khổ đau, dằn vặt trong mặc cảm tội lỗi phụ bạc tình yêu. Cuối cùng, nàng nói về cái chết của bản thân, một niềm vui tìm thấy trong nỗi đau của cái chết Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây, nếu được Vân chấp thuận thì dù có phải chết, Kiều cũng an lòng mà nhắm mắt. Từng lời lẽ của Thuý Kiều thốt ra vừa thấu tình đạt lí, vừa khiến Vâm ko thể ko nhận lời. Qua đó thấy Kiều là 1 ng con gái thông minh, sắc sảo và đầy cảm xúc.
    Với thể thơ lục bát được sử dụng một cách nhuần nhuyễn đầy sáng tạo kết hợp với các biện pháp tu từ, sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian kết hợp thành ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân thì Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi phải hi sinh trữ tình làm tròn chữ hiếu của Kiều, khiến hình tượng này trở nên đẹp đẽ hơn. Qua đoạn trích có thể thấy được tình thương và cảm động của Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình.
    Qua đoạn trích Trao Duyên đặc biệt qua 12 câu thơ đầu, ND đã thể hiện lòng thương cảm, xót thương với bi kịch tình yêu, vs thân phận bất hạnh của TK, điển hình của 1 kiếp hồng nhan bạc mệnh trong xhpk đúng như nhà thơ đã từng khẳng định:
    Thương thay cũng một kiếp người
    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
    Những là oan khổ lưu li
    Chờ cho hết tiếp còn gì là thân

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới