Phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của nắng mới (lưu trọng lư)

Phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của nắng mới (lưu trọng lư)

2 bình luận về “Phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của nắng mới (lưu trọng lư)”

  1. Nắng mới của Lưu Trọng Lư là một bài thơ hay, đặc sắc. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu được bức tranh thiên nhiên cùng nỗi nhớ, tình yêu da diết mà tác giả dành cho mẹ của mình.  
    Khổ một của bài thơ là bức tranh thiên nhiên  với nắng ấm:
    Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
    Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
    Chập chờn sống lại những ngày không.
    Nắng hiện lên là nắng xuân tương đối dịu nhẹ “hắt bên song”. Vì lẽ đó nên nắng càng thêm phần dịu êm. Khung cảnh yên bình bởi có hình ảnh làng quê với âm thanh tiếng gà. Song thiên nhiên không tươi sáng, rực rỡ mà lại có nét đượm buồn. Từ láy “não nùng” cùng từ trực tiếp như “rượi buồn” đã giúp người đọc hiểu về tâm trạng nhiều xúc cảm trong lòng tác giả. Không gian khổ một rất phù hợp giúp tác giả đi về miền kí ức xưa với nhớ nhung vô hạn dành cho người mẹ. 
    Để rồi, trong khổ thơ thứ hai và ba của bài, nỗi nhớ cùng tình yêu tác giả dành cho mẹ được bộ lộ trực tiếp, cụ thể. Đó là nhớ từ chiếc áo của mẹ, nhớ hình ảnh mẹ phơi áo khi có nắng lên, là nhớ hình ảnh mẹ chăm bẵm cho tổ ấm, là nhớ nét dịu dàng kín đáo cùng nét cười đen nhánh của mẹ. Người mẹ hiện lên với nét đẹp truyền thống bình dị, mộc mạc nhưng đáng yêu, đáng quý. 
    Từ một hình ản nhỏ nhoi thôi, nhưng tác giả đã nhớ ngay đến người mẹ của mình với những yêu thương vô hạn. Như vậy, tình yêu đã gửi gắm trong từng hình ảnh bé nhỏ, đơn sơ. 

    Trả lời
  2.  Trong nguồn mạch rộn ràng của phong trào “Thơ mới”, không thoát lên tiên như Thế Lữ, không điên cuồng như Hàn Mặc Tử, không say đắm như Xuân Diệu,… Lưu Trọng Lư lặng lẽ tìm về quá khứ, cảm nhận những điều sâu lắng trong tâm hồn. Bài thơ “Nắng mới” mang dư vị man mắc, thấm đượm nghĩa tình về hình ảnh người mẹ.
     Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc đan xen giữa quá khứ và hiện tại về người mẹ thân yêu của nhà thơ. Trong tiếng gà trưa xao xác, nắng mang bao kỉ niệm xưa chợt ùa về bên song cửa , mang một nỗi buồn man mác, thiết tha:
    “Mỗi lần nắng mới hắt lên song
    Xao xác gà trưa gáy não nùng
    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
    Chập chờn sống lại những ngày không”.
     “Nắng mới” về mà nặng trĩu một nỗi buồn qua hai từ láy gợi nhiều hơn tả: “xao xác”, “não nùng”. Lời thơ giản dị, tự nhiên không chút cầu kỳ nhưng có sức lay động vào trong tiềm thức nhà thơ. Kỉ niệm xưa ùa về, khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ cả một thời dĩ vãng tưởng đã nhạt nhòa. Cái “mới” đã mờ dần nhường chỗ cho cái “cũ”, “những ngày không” liệu rằng có phải những ngày trẻ thơ hồn nhiên vô tư của tác giả, liệu rằng có phải quá khứ ấy đã cháy lên trong lòng nhà thơ nỗi nhớ mẹ khôi nguôi.
     Mạch thơ đi rất xa về quá khứ, về tận “thuở thiếu thời” với mẹ:
    “Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
    Lúc người còn sống, tôi lên mười
    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
    Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi”.
     Người mẹ ấy hiện lên với hỉnh ảnh mẹ đón nắng để phơi áo trước giậu, người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng sau màu áo đỏ. Đó có lẽ cùng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. Niềm thương nhớ chỉ chực dâng trào, mẹ không còn nữa, chỉ còn chút kỷ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, ngây thơ của đứa trẻ lên mười. 
    “Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ
    Hãy còn mường tượng lúc vào ra
    Nét cười đen nhánh sau tay áo
    Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”.
     Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh”, như một nốt nhạc ngân vang cuối bản đàn mãi không dứt. Không phải là “nụ cười” mà là “nét cười” vì cái cười ấy rất nhanh, rất nhẹ, rất kín đáo, dường như chỉ lượt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp đọng lại thành một nụ cười. Nhưng cũng vì thế mà nó trở lên duyên dáng như:
    “Những cô hàng xén răng đen
    Cười như mùa thu tỏa nắng”.
     Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng mang lại ý nghĩa sâu sắc, đó là hình ảnh của những người mẹ Việt Nam giàu lòng yêu thương, chịu thương chịu khó.
     Về nghệ thuật, bài thơ mang giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, cách gieo vần liền và vần chân tạo tính nhạc cho những câu thơ. Ngôn ngữ thơ giản dị, mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ tạo nên sự gần gũi, thân thuộc. 
     “Nắng mới” cũng thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn của nhà thơ, đó là lòng yêu thương, biết ơn sâu sắc với đấng sinh thành, khơi gợi bao cảm xúc trong lòng độc giả yêu thơ: “Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thổn thức hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới