so sánh thần Trụ Trời với ông Bàn Cổ và lí giải vì sao các vị thần sáng tạo ra thế giới luôn xuất phát từ việc tách rời tr

so sánh thần Trụ Trời với ông Bàn Cổ và lí giải vì sao các vị thần sáng tạo ra thế giới luôn xuất phát từ việc tách rời trời và đất

1 bình luận về “so sánh thần Trụ Trời với ông Bàn Cổ và lí giải vì sao các vị thần sáng tạo ra thế giới luôn xuất phát từ việc tách rời tr”

  1. – Thần trụ trời là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra thế giới trong thần thoại Việt Nam. Thần thoại về ông giải đáp được sự tò mò, khám phá thế giới và sự sáng tạo, giải thích những điều mà loài người chưa biết.
    – Bàn Cổ được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc.
    =>Quan niệm về tiền thân của vũ trụ, khi trời đất chưa hình thành là “một vùng hỗn độn, tối tăm” được thể hiện rõ trong truyện “Thần Trụ Trời” cũng như trong nhiều thần thoại khác của người Trung Hoa, người Hy Lạp, La Mã… Trạng thái “hỗn độn, tối tăm” chưa rõ ràng ấy, người Trung Quốc gọi là “hỗn mang”, người Mường (trong “Đẻ đất đẻ nước”) gọi là “bời lời, bạc lạc”. Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện (từ trong cõi hỗn mang), là “vươn vai đứng dây, ngẩng đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. Ông Bàn Cổ trang thần thoại Trung Quốc cũng làm đúng như vậy. Có điều khác là sau khi đã xuất hiện từ trong cõi “hỗn mang, giống như cái “quả trứng” của vũ trụ, ông đạp cho “quả trứng” tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của chính bản thân ông; chứ không phải bằng việc xây đắp cột chống trời” như ông Thần Trụ Trời của người Việt. Như vậy là công việc khai thiên lập địa của Ông Bàn Cổ (Trung Quốc) và Ông Thần Tru Trời (Việt Nam) vừa có chỗ giống nhau, vừa có chỗ khác nhau. Và đó cũng là cái chung và cái riêng có ở trong thần thoại các dân tộc. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới