Viết văn bản nghị luận phan tích đánh giá bài Bếp Lửa Gợi ý ở sgk 10 chân trời sáng tạo trang 19-21
Viết văn bản nghị luận phan tích đánh giá bài Bếp Lửa
Gợi ý ở sgk 10 chân trời sáng tạo trang 19-21
1 bình luận về “Viết văn bản nghị luận phan tích đánh giá bài Bếp Lửa Gợi ý ở sgk 10 chân trời sáng tạo trang 19-21”
Đối với mỗi người chúng ta, tình cảm gia đình vẫn luôn là thứ tình cảm đáng quý và đáng trân trọng nhất. Nhưng khi đất nước có chiến tranh thì người dân vẫn chấp nhận bỏ lại gia đình để lên đường đi chiến đấu. Chính từ tình yêu gia đình đã hình thành nên tình yêu đối với Tổ quốc.
Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ phải sống xa bố mẹ vì bố mẹ nhưng như thế không có nghĩa là nhà thơ sống thiếu thốn tình cảm. Ngược lại, nhà thơ Bằng Việt lớn lên trong tình yêu thương và dạy bảo của người bà kính yêu. Chính vì vậy mà khi lớn lên, phải xa nhà, xa bà, có bao nhiêu nỗi nhớ, tác giả dành cả cho bà của mình để rồi bài thơ Bếp lửa đã ra đời từ nỗi nhớ ấy. Bếp lửa ở đây không đơn thuần chỉ là bếp lửa, nó là cả tình yêu thương của bà ở trong đó:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Hình ảnh một bếp lửa chỉ vừa mới xuất hiện nhưng nó đã đi kèm với các từ láy như chờn vờn, ấp iu khiến cho người đọc cảm nhận được tình cảm ấm áp và chan chứa của người cháu dành cho bà của mình. Câu thơ thứ ba một lần nữa khẳng định cho tình cảm ấy. Đó là tình thương của cháu dành cho người bà đã phải chịu nhiều vất vả, nắng mưa. Cùng với tình thương ấy, những hồi ức của tuổi thơ hiện lên trong đầu tác giả. Mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn nên cứ ngỡ như là chuyện vừa mới xảy ra ngày hôm qua vậy:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay
Năm đói mòn đói mỏi ấy chính là năm 1945, nhân dân miền Bắc rơi vào nạn đói khủng khiếp. Nó cướp đi sinh mạng của không biết bao nhiêu người dân vô tội. Nhà thơ đã lớn lên trong bối cảnh đất nước như vậy thế nhưng trong kí ức nhà thơ không có hình ảnh người chết đầy đường, không bị mùi tanh thối ám ảnh.
Đó là bởi vì mùi khói bếp đã át đi hết những cảnh đau thương ngoài kia. Đó là cách để người bà làm cho cuộc sống của cháu bớt đau thương hơn. Mùi khói đã hun nhèm đôi mắt của người cháu để rồi hơn mười năm sau, nghĩ lại chuyện cũ sống mũi vẫn còn cay. Có lẽ sự xúc động đã khiến cho mắt nhà thơ nhòe đi, cay xè vì những kỉ niệm đói khổ.
Bà đã cùng cháu đi qua những năm tháng đói khổ như vậy. Để rồi suốt những năm tháng tuổi thơ, hình ảnh người bà vẫn gắn liền bên cháu. Hai bà cháu đã cùng nhau nhóm lên không biết bao nhiêu ngọn lửa trong suốt 8 năm ròng:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Hình ảnh cháu cùng bà nhóm lửa thể hiện sự gắn kết giữa hai bà cháu. Không chỉ là nhóm lửa, đó còn là nhóm lên sự sống, nhóm lên tình yêu. Từ hình ảnh nhóm bếp lửa đã gợi lên trong nhà thơ những hình ảnh khác đó là tiếng chim tu hú kêu. Đối với người nông dân Việt Nam tiếng chim tu hú đã trở thành tiếng kêu quen thuộc và là sự báo hiệu cho một mùa lúa chín.
Tiếng tu hú kêu vì vậy tượng trưng cho sự no đủ của người dân. Tiếng tu hú kêu như tiếng của chiếc đồng hồ báo thức nhắc nhở người bà rằng đã đến giờ kể chuyện cho cháu nghe. Trong một đoạn thơ mà tiếng tu hú kêu được lặp lại tới 3 lần khiến cho độc giả có cảm tưởng như tiếng tu hú đang từ xa vọng về. Nó khiến cho lòng người cháu ở nơi xa xứ lâng lâng. Tiếng tu hú kéo nỗi nhớ của nhà thơ về khiến cho nó dài hơn, rộng hơn. Bà không chỉ kể chuyện, bà còn dạy bảo cho cháu nhiều điều, thay cha mẹ chăm lo cho cháu để cháu được nên người:
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
Ngôi nhà nhỏ vắng người, chỉ có hai bà cháu. Bà đã thay cha mẹ, làm nhiệm vụ của cha mẹ đó là dạy cháu làm, chăm cháu học. Bà dù già yếu nhưng vẫn tận tụy hết lòng vì cháu. Chính vì vậy mà hình ảnh bếp lửa, hình ảnh người bà hiện lên càng ấm áp hơn. Hai bà cháu đã nương tựa vào nhau để sống qua những ngày tháng khó khăn như vậy. Chính từ tình cảm ấy nên khi nhà thơ đi xa, nỗi nhớ thương bà càng lớn hơn.
Nhà thơ đi xa rồi, thương cho bà ở nhà không có ai chăm sóc. Câu hỏi tu từ Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà giống như một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc. Hai từ bà, cháu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ này, thể hiện sự sóng đôi, quấn quýt, gắn bó giữa bà và cháu. Những năm tháng chiến tranh, hai bà cháu đã cùng nhau trải qua nhiều khó khăn khi mà ngôi nhà bị cháy rụi:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
Chính từ trong khó khăn đó, nghị lực của người bà càng trở nên bền vững hơn. Những câu thơ vừa cho thấy bà là người cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Ngôi nhà của hai bà cháu dù bị giặc đốt cho cháy rụi nhưng thương con đang công tác xa nhà, không muốn con phải lo lắng, bà đã dặn cháu không được nói gì với bố.
Thậm chí bà còn dặn cháu nói với bố là ở nhà mọi chuyện được yên. Bà là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, hết lòng vì con vì cháu. Từ hình ảnh bếp lửa, nhà thơ đã nâng lên thành hình ảnh ngọn lửa
1 bình luận về “Viết văn bản nghị luận phan tích đánh giá bài Bếp Lửa Gợi ý ở sgk 10 chân trời sáng tạo trang 19-21”