Phân tích bài thơ sau bằng một bài văn: Bảo kính cảnh giới 28 (Nguyễn Trãi) Nghìn dặm xem mây nhớ quê, Chẳng chờ

Phân tích bài thơ sau bằng một bài văn:
Bảo kính cảnh giới 28 (Nguyễn Trãi)
Nghìn dặm xem mây nhớ quê,
Chẳng chờ cởi ấn gắng xin về.
Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại,
Hai chữ công danh biếng vả vê.
Dẫn suối nước đầy cái trúc,
Quẩy trăng túi nặng thằng hề.
Đã ngoài chưng thế dầu hơn thiệt,
Chẳng quản ai khen chẳng quản chê.
– Gắng: Cố sức. Câu 2 nghĩa là: Chẳng chờ có lệnh cho về mà ta cố xin về.
– Biếng vả vê: Chẳng thiết ham muốn
– Thằng hề: Tiểu đồng người giúp việc giấy mực trong thư phòng
– Đã ngoài chưng thế: Đã ở ngoài cuộc đời.

1 bình luận về “Phân tích bài thơ sau bằng một bài văn: Bảo kính cảnh giới 28 (Nguyễn Trãi) Nghìn dặm xem mây nhớ quê, Chẳng chờ”

  1. Nguyễn Trãi- một tác gia nổi tiếng với nhiều tác phẩm thuộc các lĩnh vực khác nhau, mà ở bất cứ lĩnh vực nào ông cũng để lại những dấu ấn riêng biệt với nhiều tác phẩm xuất sắc. Cuộc đời và sự nghiệp của Ức Trai đáng để chúng ta kính phục và trân trọng đến muôn đời. Với những bài thơ của mình ông đều đem đến tập trung thể hiện một nội dung chính ấy là con người Nguyễn Trãi với hình ảnh người anh hùng vĩ đại và con người trần thế. Trong đó bài thơ ” bảo kính cảnh giới 28″ cũng vậy.
    Bài thơ được viết theo thể thơ Nôm đường luật, có xen câu lục với câu thất ngôn. Bài thể thể hiện tình yêu thiên nhiên bình dị mà gần gũi. Hai câu vào đề của bài thơ, tác giả thấy được việc mà Nguyễn Trãi xin cáo quan về quê. Với tình yêu nhớ quê hương của mình, ông luôn luôn hướng về quê muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn. 
    Bức tranh thiên nhiên mở ra với hình ảnh ánh trăng. Trăng luôn luôn là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ. Nhìn ánh trăng, ngắm trăng thấy cuộc sống thật thư thái, an nhàn, không phải vướng bận chốn quan trường. Nguyễn Trãi cho rằng công danh đối với mình không còn quan trọng, ” làm biếng vả vê”. 
    Con người Ức Trai lúc nào cũng hướng về nhân dân, mong ước cho nhân dân được ấm no và nguyện hi sinh phấn đấu cho hòa bình, hạnh phúc của dân tộc.
    Ức Trai đã gửi gắm một tình yêu thiên nhiên nồng hậu, một tấm lòng thiết tha với cuộc sống, một niềm ước mong tốt đẹp cho hạnh phúc của nhân dân. Vĩ đại thay Ức Trai. Bài học thương yêu nhân dân mà ông nói đến lúc nào cũng mới mẻ và đậm đà.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới