phân tích và đánh giá nhân vật người chiến sĩ “thồ” tranh trong đoạn trích: Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên

phân tích và đánh giá nhân vật người chiến sĩ “thồ” tranh trong đoạn trích:
Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên đất bạn nổi tiếng nhiều biệt kích, lại rất đói, cũng là cái “rốn” của bệnh sốt rét. Chúng tôi được nghỉ lại một ngày để dưỡng sức, lán của nhóm khách đi đường chúng tôi dựng ngay trên đầu một cái lán khác của anh em chiến sĩ trong trạm. Buổi trưa, tôi đang ngồi vẩn vơ ghi mấy cái dáng hòn đá, thân cây trước lán nghỉ của mình, thì trông thấy một người chiến sĩ nước da xam xám và cặp môi thâm sì đang leo mấy bậc dốc từ lán dưới đi lên. Người chiến sĩ đi thẳng đến trước mặt tôi ngồi xuống xem tôi vẽ. Rồi sau mấy câu chuyện làm quen, người chiến sĩ tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung.
Tôi bỗng thấy tự ái. Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần (!) Tôi từ chối khéo bằng cái mặt lạnh lùng. Người chiến sĩ tỏ vẻ phật ý, anh nhìn vào cái mặt lạnh lùng của tôi một thoáng rồi lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc.
Sáng hôm sau, chúng tôi lại lên đường. Thật một điều không ngờ, chẳng biết ai xui khiến thế nào mà chính người chiến sĩ trưa hôm qua lại “thồ” tranh cho tôi, chính lại là anh chứ không phải một người nào khác. Thật là phiền cho tôi quá!
Vừa ra khỏi trạm, người dẫn đường đã báo cho khách biết trên dọc đường phải vượt thật nhanh khi leo một con dốc, sau đó là một con suối rất trống trải, đã có một vài đoàn bị bọn biệt kích bắn lén hoặc máy bay thám thính phát hiện. Cái nghề đi đường rừng nó là như vậy, nói một chữ chung chung là đèo, dốc, suối… nhưng ở thực địa mặt mũi chúng chẳng chỗ nào giống chỗ nào cả. Đi đến quá trưa, chúng tôi gập lưng lại, lội qua một quả núi đất không dốc lắm, mọc đầy cỏ tranh đang trổ bông rất đẹp và lác đác có những hòn đá tai mèo. Những vỉa đá tai mèo mọc lởm chởm giữa cỏ tranh mỗi lúc một dày, và khi quả núi đổ sang sườn dốc bên kia thì chỉ có rặt đá tai mèo đen kịt, chúng tôi vừa thở dốc ra cả bằng mũi, bằng tai, năm ngón tay bịt chặt lấy chỏm đầu từng hòn đá một mà lần xuống.
Ác thay cái bãi đá tai mèo nằm giữa khúc suối dưới chân núi. Có lẽ nó rộng đến năm trăm thước. Con suối chảy đến đấy thì phình rộng ra chảy lênh láng và réo lên ầm ầm trên một cái nền đá lởm chởm. Tuy đã được nghỉ một ngày nhưng sau khi leo qua được quả núi thì tôi đã thấm mệt. Tôi dò dẫm đi giữa khúc suối một cách vất vả quá, cứ dần dần bị tụt lại sau. Rồi chân tôi tự nhiên bị sỉa xuống một hẻm đá ngầm dưới nước. Tôi giơ hai tay lên trời chới với…
Người chiến sĩ “thồ” tranh cho tôi đang đi phía trước, cách một quãng khá xa, vội vã quay lộn lại. Nếu anh không đến kịp có lẽ là tôi bị dòng suối cuốn đi. Anh cởi chiếc ba lô sau lưng cho tôi, khoác vào trước ngực mình. Anh đỡ lấy tôi, giúp tôi rút cái chân lên. Rồi dìu tôi đi. Tôi thở dốc. Mồ hôi vã ra như tắm. Hai mắt đổ đom đóm. “Đồng chí cố gắng lên – Người chiến sĩ vừa đi vừa động viên tôi – Tôi dìu đồng chí đi nhanh qua bên kia suối sẽ nghỉ. Nếu thằng L.19 đến, chúng mình cứ ngồi xuống. Nó chẳng thấy gì cả đâu!”.
Tôi không đủ sức theo kịp đoàn được nữa. Qua bên kia suối, người chiến sĩ lấy dầu con hổ bóp chân cho tôi, lúc ngồi nghỉ. Rồi bắt đầu từ đó, chỉ có hai người, anh và tôi, đi trong rừng. Tôi chỉ có thể đi người không. Người chiến sĩ vừa phải “thồ” đống tranh của tôi sau lưng (to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường) lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực. Có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân. Mà người chiến sĩ có khỏe mạnh gì cho cam!
Tôi không nói thì chắc các bạn cũng biết, ngay từ lúc người chiến sĩ đến gặp tôi để nhận mang cái bó tranh, tôi đã khó xử đến thế nào? Thế mà bây giờ, trên dọc đường, không những riêng cái đống tài sản của tôi mà cả chính tôi cũng đã trở thành một gánh nặng cho anh. Xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng, và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng. Độ lượng? Thế nhưng tôi nhiều tuổi hơn? Tôi lại là một họa sĩ có tên tuổi? Xưa nay tôi chỉ mới thấy lòng độ lượng của kẻ trên đối với người dưới. Bây giờ đây thì chính tôi, một kẻ bề trên, đang được một người dưới tỏ ra độ lượng với mình.
Tối ngày hôm đó, hai chúng tôi phải ngủ lại nửa đêm giữa rừng. Người chiến sĩ mắc võng cho tôi nằm rồi ôm súng ngồi gác bên cạnh. Nhưng làm sao mà ngủ được? Tôi đến ngồi bên anh, trên một phiến đá. Rừng đêm tối mò và đầy hăm dọa. “Tôi xin lỗi đồng chí về cái việc hôm qua… – tôi nói khẽ bên tai anh – Đến mai, thế nào tôi cũng phải vẽ đồng chí. Một bức, thật đẹp!”.

1 bình luận về “phân tích và đánh giá nhân vật người chiến sĩ “thồ” tranh trong đoạn trích: Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên”

  1. Đề tài về người lính luôn luôn là một mảnh đất màu mỡ đối với mỗi tác giả.  Mỗi người sẽ có những cái nhìn, mỗi khía cạnh và cách khai thác khác nhau về cuộc sống người lính. Và trong đoạn trích hiện lên với hình ảnh người lính ” thồ” tranh, cái hay của tác giả ở đây đó là không nói rõ là chiến sĩ nào, tên chiến sĩ cụ thể mà dùng một cái tên rất chung chung.
    Chúng ta vẫn biết chiến trường là nơi nguy hiểm nhất, và đặc biệt hơn nơi mà người họa sĩ đó đến lại là cái ” rốn” của bệnh sốt rét. Mỗi người lính ở đây đều phải đối mặt với nhiều khó khăn, vát vả, thiếu thốn. Người chiến sĩ được miêu tả là một người ” nước da xam xám, cặp môi thâm sì” hình ảnh chung chung và khá quen thuộc của bất kỳ người lính nào.
    Nhân vật người họa sĩ đã gặp một tình huống đó là người chiến sĩ đó xin vẽ một bức tranh chân dung. Nhưng với sự tự ái của họa sĩ, anh ta không hề vẽ mà còn nhiều người chiến sĩ với ánh mắt lạnh lùng. Những tưởng là không gặp lại người chiến sĩ đó, ai nào ngờ ngày hôm sau họa sĩ đã gặp lại người chiến sĩ đó. Anh ta đã giúp họa sĩ ” thồ” tranh. Và hai người đã vượt qua bao nhiêu khó khăn. Trên đường đi người chiến sĩ đã giúp đỡ họa sĩ rất nhiều, luôn ở bên động viên người họa sĩ không bỏ cuộc. 
    Cuối cùng, người họa sĩ đã nhận ra rằng người chiến sĩ ấy đã độ lượng với mình, không hề để bụng chuyện đã xảy ra ngày hôm qua. Chúng ta tin chắc rằng người chiến sĩ nào trong hoàn cảnh của người” thồ” tranh đó cũng sẽ làm như vậy.
    Đó là một hình ảnh đẹp, một đức tính đẹp của mỗi người lính cụ Hồ. Và họ vẫn luôn tiếp tục tiếp nối những đức tính tốt đẹp đó.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới