Sương như búa, bổ mòn gốc liễu. Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô. Giọt sương phủ, bụi chim gù, Sâu tường kêu vẳng, chuông

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu.
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.
Giọt sương phủ, bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.
Vài tiếng dế, nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên,
Lá màn lay, ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
1. Nêu biện pháp tu từ và tác dụng?
2. Nội dung đoạn trích trên?
Mong mng giúp , e sắp thi rồi ạk

2 bình luận về “Sương như búa, bổ mòn gốc liễu. Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô. Giọt sương phủ, bụi chim gù, Sâu tường kêu vẳng, chuông”

  1. C1.
    – BPTT so sánh ” Sương như búa”
    – Tác dụng
    + tăng sức gợi hình, gợi cảm
    + Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung, sầu muộn được biểu hiện bằng bức tranh thiên nhiên lạnh lẽo, thê lương.
    C2. Số phận và nỗi bất hạnh của người thiếu phụ mà phải xa chồng và phải sống trong cô đơn, trong sự lo buồn, đợi mong mòn mỏi.

    Trả lời
  2. 1/ Biện pháp tu từ so sánh:
    Sương như búa, Tuyết dường cưa
    Biện pháp tu từ nói quá:
    Bổ mòn gốc liễu, xẻ héo cành khô
    2/ Nội dung đoạn trích trên:
    Đoạn trích mang tên “Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ” thuộc tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” nói lên sự nhớ nhung sầu muộn của người chịnh phụ khi cô đơn, lẻ loi ở nhà mong mỏi chờ chồng ở chiến trận. Sự chia cắt ấy là do các cuộc chiến tranh phi nghĩa của các thế lực phong kiến khiến họ phải xa rời nhau. Đoạn trích với những hình ảnh thời tiếc, thiên nhiên, côn trùng tạo ra một bức tranh u sầu, tô đậm sự u ám sầu muộn khi phải cô đơn lẻ loi ở nhà một mình chờ người mình thương bình an trở về. 
    Chúc bạn học tốt nha

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới