Thông điệp của 12 chương( viết thành văn)Cho tôi xin một vé về tuổi thơ
Thông điệp của 12 chương( viết thành văn)Cho tôi xin một vé về tuổi thơ
1 bình luận về “Thông điệp của 12 chương( viết thành văn)Cho tôi xin một vé về tuổi thơ”
Giải đáp:
Lời giải và giải thích chi tiết:
Cảm nhận sách: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” Nguyễn Nhật Ánh
Trong mỗi người chúng ta chắc chắn ai cũng đều có tuổi thơ! Tôi cũng vậy, hàng tỷ người trên thế giới này cũng vậy! Dù bạn có là người già hay trẻ, là người lớn tuổi hay vẫn còn thanh niên và dù chúng ta có lớn lên theo những cách khác nhau đi chăng nữa thì đa phần tuổi thơ của chúng ta đều diễn ra một cách khá giống nhau. Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi với một đống công việc được giao mỗi ngày, mệt mỏi với một đống tài liệu dày cộp đang chờ được giải quyết hay đau đầu với những suy nghĩ về cuộc sống này, những lúc như thế bạn có thực sự muốn đầu óc được thảnh thơi? Bạn muốn được thoát ra khỏi thế giới phức tạp đó? Những lúc như vậy xin hãy dành thời gian để đọc cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Một trong những truyện dài thành công của ông – một tác phẩm nhận được Giải thưởng Văn học Asean năm 2010.
Tác phẩm gồm những truyện nhỏ xoay quanh 4 đứa trẻ tiểu học trong một khu xóm là Tủn, Tí, Sún, Hải Cò và Cu Mùi. Trong đó người kể chuyện là nhân vật tôi – tức cậu bé Cu Mùi. Những câu chuyện về tuổi thơ được kể lại và nhận xét bởi Cu Mùi gần 50 tuổi. Xin đừng vội nghĩ cuốn sách này chỉ dành cho lũ trẻ con lít nhít đang còn độ tuổi chọc phá, cuốn sách này dành cho tất cả chúng ta – những người đã từng có tuổi thơ như chính tác giả đã khẳng định sau cuốn sách “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Khi đọc cuốn sách này bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của chính bản thân ở những ngày xa xưa – là những trò giả vờ ngủ say để được bám trụ vài phút quý giá trên chiếc giường trước khi dậy đi học; những lúc hối hả chạy đi truy lùng sách vở để nhét vào cặp sách trước khi đến trường và còn vô cùng nhiều chiêu trò lém lỉnh thời học trò… Sẽ có những lúc bạn thấy mình đã từng rất nghịch ngợm giống cậu bé Mùi trong truyện và những suy nghĩ của chúng ta thời thơ ấu thật giống với nhóm bạn tiểu quỷ trong tác phẩm. Chúng ta đã từng suy nghĩ rằng kho báu là những thứ có thật và chúng được chôn ở trong vườn, dưới cái cây hay trong bãi cát nào đó. Cũng giống như họ, chúng ta đã từng bực bội thốt lên những câu nói điển hình như: “Người lớn thật khó hiểu và bất công”. Bạn đã từng lập một phiên tòa kể tội bố mẹ như nhóm bạn của Cu Mùi chưa? Chắc chắn trong số chúng ta đã có nhiều người làm vậy rồi. Chúng ta ngồi lại với nhau, thay phiên đóng giả bố mẹ của nhau và cùng nhau nói lên hết những suy nghĩ, những điều chúng ta thấy người lớn luôn bất công và sai phạm. Điều đó không có gì là xấu cả. Khi còn trẻ thơ, mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình.
Khi chúng ta lớn hơn một chút, chúng ta có những cảm xúc, những tình cảm dành cho người khác giới, đó có thể là cậu bạn cùng lớp, cô bé hàng xóm trong khu – cũng giống như tình cảm dễ thương và sự ghen tuông vô cớ của Cu Mùi dành cho bé Tủn. Để rồi khi chúng ta trưởng thành, gặp lại nhau, thú nhận với nhau những cảm xúc ngốc xít ngày xưa mới thấy sự rung động đầu đời đó trong sáng và đáng yêu biết bao.
Chỉ qua 12 chương truyện ngắn ngủi trong cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” nhưng đã vẽ lên cả một thế gới tràn ngập kí ức của mỗi người chúng ta. Khi đọc xong cuốn sách này tôi tin rằng tất cả chúng ta đều muốn có một tấm vé trên chuyến tàu hành trình tìm về với những kí ức để được sống lại khoảng thời gian rất đỗi bình dị và ngọt ngào của tuổi thơ. Cũng sẽ có không ít người thấy mình thật khờ khạo khi còn bé, đừng xấu hổ hay cố gắng né tránh bởi vì đó chính là một phần quá khứ của mỗi chúng ta – những kí ức rất đẹp, rất trong sáng và đáng được trân trọng. Đó chính là tất cả những gì mà tác giả muốn gửi gắm thông qua cuốn sách này.
1 bình luận về “Thông điệp của 12 chương( viết thành văn)Cho tôi xin một vé về tuổi thơ”