viết đoạn văn cho thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du trong đoạn trích trao duyên ( Đây giống như

viết đoạn văn cho thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du trong đoạn trích trao duyên
( Đây giống như phần tổng kết ở cuối bài vậy, vt tầm 2/3 trang giấy nhé)

1 bình luận về “viết đoạn văn cho thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du trong đoạn trích trao duyên ( Đây giống như”

  1. Nguyễn Du đã thấu hiểu tâm lí nhân vật. Các dùng từ của ông lột tả hết tâm trạng của Thuý Kiều. Những chứ “cậy” chứ không phải “nhờ” đặc biệt là sự khẩn khoản em “ngồi lên” cho chị “Lạy rồi sẽ thưa” đã tạo nên một không khí trang trọng đặc biệt mở đầu cho một tình huống tâm lý hết sức phức tạp. Lời tâm sự của Kiều không dài dòng nhưng đã nói được đầy đủ cả sự việc, cả lý kẽ và tình cảm của mình, nhằm cái mục đích chủ yếu là dọn một con đường của trái tim đến với trái tim. Nguyễn Du đã thâm nhập vào thâm cung nội tâm của nhân vật, miêu tả nàng Kiều với tất cả những trạng thái tình cảm phong phú, phức tạp như là một con người có thật ở ngoài đời. Kiều không thể giấu giếm nỗi đau không cùng của mình, không che giấu tình cảm sâu nặng của mình đối với Kim Trọng. Tất cả những tình cảm mâu thuẫn ấy càng làm cho tấn bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiểu thêm đau đớn. Ngòi bút bậc thầy câm lý của Nguyễn Du đã miêu tả tâm lý Thuý Kiều trong hoàn cảnh trao duyên như là một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ của mình, tự bộc lộ, tự phơi bày tâm tư, tình cảm và khát vọng sâu kín của mình. Và chính vì thế, người đọc như được chứng kiến tận mắt cảnh trao duyên chứ không phải được nghe thuật lại cảnh này.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới