Viết đoạn văn ngắn nói về nghệ thật xây dựng nhân vật Từ Hải trong “Chí khí anh hùng”
Viết đoạn văn ngắn nói về nghệ thật xây dựng nhân vật Từ Hải trong “Chí khí anh hùng”
2 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn nói về nghệ thật xây dựng nhân vật Từ Hải trong “Chí khí anh hùng””
Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. Qua đoạn trích Chí khí anh hùng trích từ Truyện Kiều, có thể nhận thấy nhiều nét mới mẻ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng như ý nghĩa của hình tượng nhân vật này.
Chí khí anh hùng là đoạn truyện do Nguyễn Du sáng tạo ra trong văn bản Truyện Kiều, không có trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân). Trong truyện của Thanh Tâm tài nhân, Từ Hải được tả rất trần trụi, có nét tướng cướp, lại từng thi hỏng, đi buôn… Những chỉ tiết này được Nguyễn Du lược bỏ, thay vào đó nhà thơ xây dựng một hình tượng anh hùng tuyệt đẹp.
Trước Nguyễn Du, văn học Lí Trần đã xây dựng khá nhiều hình tượng người anh hùng. Đó là hai vị Thánh quân trong Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), là hình tượng nhân vật trữ tình trong Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão)… Thời Lê, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã xây dựng hình tượng người anh hùng Lê Lợi. Không khó để nhận ra rằng hầu hết họ đầu là những người có cương vị lãnh đạo trong triều đình, triều đại. Thân phận của họ là thân phận cao quý. Lí tưởng chiến đấu của họ gắn với lẽ trung quân ái quốc. Trong khi đó Từ Hải của Nguyễn Du lại là một anh hùng áo vải, giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha. Mọi hành động nghĩa hiệp của Từ Hải không vì mục đích phụng sự cho một triều đại, triều đình nào cả. Chàng chiến đấu vì lẽ công bằng trong xã hội, chiến đấu để giành lại chính nghĩa, để bảo vệ cái yếu, cái thiện trước sự xâm hại của cái ác, cái xấu.
1/ Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và khái quát nhân vật:
– Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
– Truyện Kiều là đỉnh cao thơ văn Nguyễn Du, là kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Qua tác phẩm Nguyễn Du bộc lộ cái nhìn sâu sắc về thân phận con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời, tác phẩm cũng gửi gắm lí tưởng, khát vọng của Nguyễn Du về một xã hội công bằng, kết tinh qua hình tượng nhân vật Từ Hải. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” cho ta thấy rõ tính cách nhân vật.
2/ Phân tích tính cách nhân vật Từ Hải:
– Từ Hải – người anh hùng có chí khí phi thường:
+ Tầm vóc vĩ đại cũng như khát vọng, chí khí lớn lao: “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mang”,”bốn bể”…
+ Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa” cho thấy khát vọng lên đường, tư thế ung dung, tự tin, đĩnh đạc của người anh hùng.
+ Đặc biệt hình ảnh so sánh “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” càng tô đậm sức mạnh và bản lĩnh phi thường của Từ.
– Lí tưởng cao đẹp – khao khát về một sự nghiệp lớn
thể hiện trong các câu thơ: “Bao giờ 10 vạn tinh binh – Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường” . Hình ảnh thơ có cả âm thanh, màu sắc, sức mạnh diễn tả khí thế và khát vọng, hoài bão lớn lao của Từ Hải.
Qua đó, có thể thấy Từ Hải còn là một trang nam nhi tràn đầy tự tin: tin vào tài năng, sức mạnh của bản thân, tin vào tương lai. (dẫn chứng thơ)
– Không chỉ ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ, lí tưởng của mình mà còn quyết tâm thực hiện lí tưởng đó.
+ Từ đã biết vượt qua những níu kéo của tình cảm cá nhân riêng từ. (Từ ngữ thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát đó: “thoắt” , “thẳng rong”, “quyết lời”, “dứt áo ra đi“).
+ Cuộc chia tay Từ Hải – Thúy Kiều khác hẳn với cuộc chia tay khác (cuộc chia tay Kiều – Kim Trọng, Kiều – Thúc Sinh)
– Nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật:
+ Bút pháp lí tưởng hóa
+ Bút pháp ước lệ tượng trưng
+ Ngôn ngữ đối thoại
3/ Đánh giá chung:
– Từ Hải là một vị anh hùng đầy tự tin, bản lĩnh, có chí khí phi thường, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm.
– Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du.
2 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn nói về nghệ thật xây dựng nhân vật Từ Hải trong “Chí khí anh hùng””