Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định của Stephen R. COVEY : Nhưng người không có kỷ luật là nô lệ cho

Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định của Stephen R. COVEY : Nhưng người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc , dục vọng , và đam mê

1 bình luận về “Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định của Stephen R. COVEY : Nhưng người không có kỷ luật là nô lệ cho”

  1. Bàn về tính kỷ luật, Stephen R. COVEY cho rằng: “Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc , dục vọng , và đam mê”. Đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác và đúng đắn. 
       Như chúng ta biết “kỷ luật” là sự tuân theo một nề nếp, quy tắc nào đó. Còn “cảm xúc, dục vọng, đam mê” là những điều tồn tại trong mỗi chúng ta. Trong cuộc sống chúng ta cần có kỷ luật vì  “Một trong số những bí quyết của thành công là lập những quy tắc để làm những công việc bạn biết là cần làm, cho dù bạn không muốn chăng nữa”. Câu nói ấy khơi gợi cho ta suy nghĩ đến những điều nhận được khi con người có kỉ luật. Việc sống có suy nghĩ là cách ta trui rèn bản thân mình trở nên cứng cáp, trưởng thành hơn, tự ném mình vào những môi trường khắc nghiệt để nhân ra điểm mạnh, điểm yếu, từ đó biết cách phát huy và sửa chữa. Nơi chúng ta đang sống ở đây không có gì có thể tồn tại mãi mãi. Những thứ bình yên hôm nay cũng có thể gây ra thảm họa và ngày mai. Cuộc sống không nói trước được điều gì, vậy nên khi có kỷ luật, ta sẽ không bị cuốn vào những sự thay đổi, khó khăn mà quên mất rằng có những việc ta vẫn phải duy trì. Xây dựng kỷ luật giúp ta xây dựng từng bước nhỏ, từng nấc thang để tiến tới sự thành công. Chúng ta có sự kỷ luật, kéo theo được sự tin tưởng và tín nhiệm của mọi người, từ việc nhỏ đến việc lớn. Chẳng ai trong chúng ta muốn mời một người “lông bông”, hời hợt với công việc lên làm chuyện đại sự. Tôi cũng từng thấy rằng, những người thành công, làm những việc lớn do mọi người tín nhiệm, trong đó có những chuyên gia phân tích tài chính, luôn có sự kỉ luật rất cao để tính toán với những con số liên tục chạy hàng phút, hàng giây. Tất nhiên, đau phải kỷ luật chỉ áp dụng với mỗi cá nhân, xã hội chúng ta cũng cần kỉ luật để tiến tới sự văn minh, hiện đại và phát triển. Minh chứng rõ nhất của tất cả những điều đó là đất nước Nhật Bản. Nhật Bản đã từng trải qua những thăng trầm, xuất phát từ một nước kinh tế chậm phát triển, tất cả mọi thứ đều bất ổn từ kinh tế, xã hội địa lý địa hình, thậm chí phải trải qua những trận động đất kinh hoàng, dẫn đến sự phá hoại của bao công sức mỗi người dân của cả đất nước. Vậy mà, điều nhận được khi cả con người và chính quyền có kỷ luật giúp Nhật Bản tiến tới thành một trong số những đất nước có nền văn mình tốp đầu thế giới.
          Cuối cùng mỗi chúng ta cũng cần  kỷ luật hơn với chính mình, để sống trọn vẹn từng phút, từng giây, sống trong đam mê và hạnh phúc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới