Yêu cầu không cop mạng ạ, vì trên mạng chưa đủ ý lắm Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cửa biển lồng lộng,

Yêu cầu không cop mạng ạ, vì trên mạng chưa đủ ý lắm
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng
Buồm thơ nhẹ lướt qua sông Bạch Đằng
Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn
Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm
Cảnh núi sông hiểm yếu, tạo ra cái thế “lấy ít địch nhiều”
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?
Câu 2: Câu thơ ” Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng” cho thấy ” gió” nơi đây như thế nào? Câu 3: Chỉ ra những chi tiết, hình ảnh diễn tả đặc điểm của cảnh biển Bạch Đằng trong văn bản?
Câu 4: Nêu hiểu quả phép so sánh được sử dụng trong câu : Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn, Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm.
Câu 5: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau: Cảnh núi sông hiểm yếu, tạo ra cái thế ” lấy ít địch nhiều”
Câu 6: Em có nhận xét gì về cảnh Cửa biển Bạch Đằng

1 bình luận về “Yêu cầu không cop mạng ạ, vì trên mạng chưa đủ ý lắm Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cửa biển lồng lộng,”

  1. Trả lời
    câu 1: phương thức biểu đạt chính: miêu tả
    câu 2: cho thấy ở nơi đây gió thổi mạnh và nhiều
    câu 3: những chi tiết đó là: cửa biển lồng lộng, gió bấc, buồm thơ, núi từng khúc, bờ từng lớp, núi sông hiểm yếu.
    câu 4: hiệu quả phép so sánh được sử dụng trong câu : Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn, Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm: 
    – diễn tả cảnh thoáng đạt, hoang sơ , kì vĩ của cửa biển Bạch Đằng
    – Diễn tả cảnh núi rừng hoang sơ vô cùng hiểm nguy.
    câu 5: cảnh núi sông vô cùng hiểm yếu, hoang sơ, kì vĩ thuận tiện cho việc đánh giặc của quân ta từng thời, tạo cái thế” lấy ít địch nhiều”, tạo ra các chiến công hiển hách của dân tộc ta.
    câu 6: Cửa biển Bạch Đằng hiện lên vô cùng hiểm nguy, thoáng đạt, hoang sơ và hùng vĩ. Đây là cảnh thiên nhiên hoang sơ, hiểm nguy, gắn liền với các chiến công của dân tộc, tạo cái thế “lấy ít địch nhiều”
    —-chúc bạn học tốt——
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới