1.Các đề tài chính : + đề tài những người dân nghèo . + đề tài những người tri thức nghèo 2 Quan điểm nghệ thuật 3. Phong c

1.Các đề tài chính :
+ đề tài những người dân nghèo .
+ đề tài những người tri thức nghèo
2 Quan điểm nghệ thuật
3. Phong cách nghệ thuật.
( bài Chí Phèo)

2 bình luận về “1.Các đề tài chính : + đề tài những người dân nghèo . + đề tài những người tri thức nghèo 2 Quan điểm nghệ thuật 3. Phong c”

  1. $1$. Các đề tài chính:
    $-$ Đề tài những người nông dân nghèo: với đề tài này, Nam Cao đã phản ánh nỗi khổ cùng cực của người nông dân nghèo đồng thời bênh vưc, thể hiện bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn họ
    $+$ Các tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc,…
    $-$ Đề tài những người trí thức nghèo: những tác phẩm có giá trị phê phán sâu sắc với xã hội phi nhân đạo, bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn, thể hiện sự đấu tranh của người trí thức nghèo trung thực khao khát vươn lên một lẽ sống mới, một cuộc sống đẹp đẽ, có ý nghĩa, sứng đáng với hai chữ ”con người”
    $+$ Các tác phẩm: Đời thừa, giăng sáng,…
    $2$. Quan điểm nghệ thuật
    $-$ Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh (gắn bó với người dân lao động)
    $-$ Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả
    $-$ Nghề văn là nghề sáng tạo, nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp
    $-$ Nhà văn là một người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa
    $\Longrightarrow$ Nam Cao là 1 nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ hơn so với các nhà văn cùng thời
    $3$. Phong cách nghệ thuật
    $-$ Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, có hứng thú với cuộc đời của con người
    $-$ Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Tác phẩm của Nam Cao viết theo hướng tìm tòi thế giới nội tâm của con người
    $-$ Thành công với ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm
    $-$ Kết cấu truyện thường được xây dựng trên mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ
    $-$ Cốt truyện thường đơn giản, đời thường nhưng lại đặt vấn đề thâm sâu, có ý nghĩa triết lí cuộc sống và con người trong xã hội lúc bấy giờ
    @LP

    Trả lời
  2. Đề tài người nông dân.
    * Sáng tác chính (sgk.140)
    * Nội dung.
    – Dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn VN nghèo đói, xơ xác, trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm vào những năm 1940 – 1945.
    – Nhân vật: những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm. Họ càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp tàn nhẫn, phũ phàng.  Viết về những con người này, ông đặc biệt đi sâu vào tình cảnh và số phận của những con người bị đầy đoạ vào cảnh nghèo đói, cùng đường, bị hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công (Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận, Nửa đêm,…).
    – Hiện tượng người nông dân bị tha hoá, lưu manh hoá.
    * Ý  nghĩa.
    – Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã đẩy người nông dân vào cuộc sống nghèo khổ, cùng cực, “sống không bằng chết”, huỷ diệt nhân tính của những con người bản chất vốn hiền lành.
    – Phát hiện và khẳng định nhân phẩm và phẩm chất lương thiện của người nông dân
    Tóm lại: Dù viết về người nông dân hay người trí thức, vượt lên trên ý nghĩa cụ thể của đề tài, sáng tác của NC thường chứa đựng một nội dung triết học sâu sắc, có khả năng khái quát những quy luật chung của đời sống như vật chất và ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách,… NC luôn trăn trở về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người, luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đầy đoạ con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ
    2.2 Sau cách mạng.
    Là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) với các tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí Ở rừng (48), Đôi mắt (48), tập kí sự Chuyện biên giới (50)

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới