Chiến tranh đã tắt cuối con đường Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở Con đã về mẹ có thấ

Chiến tranh đã tắt cuối con đường
Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ
Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở
Con đã về mẹ có thấy con không
Cỏ đã lên mầm trên những hố bom
Ôi Tổ quốc lại một lầm đứng dậy
Gió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹ
Nước mắt đầy trên những vết nhăn
Con đã về với mẹ , chiều nay
Mà mẹ không nhìn thấy
Con mèo thay con thức cùng với mẹ
Lặng im theo bóng mẹ lưng còng
Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin
Con ngủ quên dưới cánh rừng lá bạc
Khi gió thổi làm con tỉnh giấc
Theo đường gió con về ngắm mẹ sau lưng .
Câu 1 : PTBĐ chính
Câu 2 : Trong đoạn trích hình ảnh người mẹ được miêu tả bằng những hình ảnh nào ?
Câu 3 : phân tích hiệu quả tu từ của điệp ngữ “ Con đã về “ trong đoạn thơ
Câu 4 : nhận xét về tình cảm của tác giả trong đoạn 2

2 bình luận về “Chiến tranh đã tắt cuối con đường Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở Con đã về mẹ có thấ”

  1. 1. PTBĐ chính: Biểu cảm
    2. Trong đoạn trích hình ảnh người mẹ được miêu tả bằng những hình ảnh: Vết nhăn, bóng mẹ lưng còng.
    3. Điệp ngữ ” Con đã về”
    -> Tác dụng: Nhấn mạnh sự thương yêu, xót xa, tiếc nuối của người con khi trở về. 
    Thể hiện tình yêu của con dành cho mẹ. 
    Tạo nhịp điệu, tiết tấu cho đoạn thơ.
    4. Nhận xét tình cảm tác giả: Sự yêu thương, trân trọng, ngợi ca tình cảm mẹ dành cho con cùng sự thương xót, biết ơn những hy sinh, mong móng của mẹ đối với con.

    Trả lời
  2. 1. PTBĐ chính: Biểu cảm
    2. Hình ảnh: Vết nhăn, bóng mẹ.
    3. Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ thêm sinh động, giàu tính nhạc
    Cho người đọc thấy nỗi xót xa của con dành cho người mẹ còn đơn độc một mình, nỗi khắc khoải mong ngóng con của mẹ.
    4. Nhận xét: Tác giả đã bày tỏ sự thương xót cho sự vất vả, tần tảo của mẹ, mẹ ngày đêm ngóng chờ con trở về nhưng ”cỏ đã lên mầm trên những hố bom”. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới