Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu, Xuân Quỳnh)
Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2″ Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Câu 3: Điệp khúc Chỉ còn anh và em được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa gì?
Câu 4: Anh (Chị) hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ:
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
(Trình bày khoảng 5-7 dòng)

2 bình luận về “Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên”

  1. Câu 1:
    – Thể thơ: năm chữ
    Câu 2:
    – Biện pháp tu từ: điệp ngữ (tình ta)
    + So sánh (tình ta với hàng cây và dòng sông)
    + Ẩn dụ (mùa gió bão, ngày thác lũ)
    Câu 3:
    – Điệp khúc ”chỉ còn anh và em” mang ý nghĩa: khẳng định tình yêu giữa hai người mãi mãi bền lâu
    Câu 4:
    – Quan niệm về tình yêu của tác giả: Dù vạn vật có thay đổi thì tình yêu giữa hai người là bất biến, trường tồn mãi mãi. Thời gian có trôi nhanh như thế nào thì tình yêu của hai người vẫn vậy. Qủa là một tình yêu đích thực. Tình yêu ấy sẽ vượt qua mọi khó khăn để tồn tại. 
    @LP

    Trả lời
  2. $\textit{ Câu 1.}$
    -Thể thơ được sử dụng troang đoạn thơ trên: thể thơ năm chữ
    $\textit{ Câu 2.}$
    Tình ta như hàng cây
    Đã qua mùa gió bão
    Tình ta như dòng sông
    Đã yên ngày thác lũ.
    ->Biện pháp tu từ: so sánh
    @ Tình ta như hàng cây
    + Sự vật, sự việc được so sánh: tình ta
    + Sự vật, sự việc so sánh: hàng cây
    + Từ ngữ so sánh: như
    + Phép so sánh: so sánh ngang bằng
    @ Tình ta như dòng sông
    + Sự vật, sự việc được so sánh: tình ta
    + Sự vật, sự việc so sánh: dòng sông
    + Từ ngữ so sánh: như
    + Phép so sánh: so sánh ngang bằng
    -> Biện pháp tu từ: ẩn dụ
    + Ẩn dụ: mùa gió bão, ngày thác lũ
    => Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ: giúp tăng giá trị biểu cảm, tạo sự cân bằng, đăng đối giữa các vế trong câu thơ, diễn đạt trở nên trôi chảy, mạc lạc đồng thời hình ảnh trong thơ cũng trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe. Qua đó, thể hiện quan niệm về tình yêu của tác giả: một tình yêu thủy chung son sắc, bền vững, có thể vượt qua mọi giông bão của cuộc đời.
    $\textit{ Câu 3.}$
    -Điệp khúc Chỉ còn anh và em được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa: khẳng định cho một tình yêu vững bền, thủy chung và mãi mãi không thay đổi
    $\textit{ Câu 4.}$
    Thời gian như là gió
    Mùa đi cùng tháng năm
    Tuổi theo mùa đi mãi
    Chỉ còn anh và em.
    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại.
    Qua khổ thơ, tác giả để thể hiện quan niệm của bản thân về tình yêu: Dù cho vạn vật có đổi thay, thế giới có thể thay đổi, thời gian có luân chuyển, tuổi tác có thế khác đi nhưng tình yêu vẫn luôn là thứ bền vững nhất, luôn tồn tại vĩnh viễn không bao giờ biến mất hay mất đi giá trị vốn có của nó. Đây là một quan niệm đúng đắn, mang đậm chất trữ tình, giàu suy tưởng và giàu triết lí.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới