Đọc đoạn trích sau: Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo

Đọc đoạn trích sau:
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
1. Nêu tâm trạng của nhân vật Sơn khi thấy cách ăn mặc của những đứa trẻ ở trong chợ ở đoạn trích.
2. Anh chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vậy của Thạch Lam qua đoạn trích.

2 bình luận về “Đọc đoạn trích sau: Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo”

  1. $\text{1}$
    – Sơn nhận thấy được Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. 
    – Sơn và chị Lan “thản mật” chơi đùa với các bạn. 
    $\text{2}$
    – Tình nhân đạo thấm đẫm làm nên chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam. 
    – Đọc xong ta thấy được tâm hồn ông giàu tình thương và quý trọng người nghèo, ông đã dành cho tuổi thơ những trang văn đậm đà, trong sáng.
    – Miêu tả qua không gian, tâm lý, trang phục ngoại hình, biểu cảm chân thực

    Trả lời
  2. Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
    Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
    Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
    Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
     Câu 1:
    Tâm trạng của nhân vật Sơn khi thấy cách ăn mặc của những đứa trẻ ở trong chợ đó là
        +) Sơn thấy Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sáng dần giương đôi mắt để ngắm bộ quần áo mới của Sơn.
        +) Nhân vật Sơn nhận thấy những đứa trẻ chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ.
        +) Nhân vặt Sơn thấy nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau
     Câu 2:
    => Chúng ta có thể thấy đc rằng truyện ngắn của Thạch Lam chất chứa nỗi niềm và tinh thần nhân đạo thấm đấm trong bản thân của nhà văn Thạch Lam. Những trang văn của Thạch Lam chất chứa tinh thần nhân đạo, tấm lòng mang tinh thần yêu thương và đồng cảm người nghèo sâu sắc kết với hợp giọng văn trữ tình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Vì điều đấy đã tạo nên một chân văn đậm đà trong phong cách của nhà văn Thạch Lam
    $#Song Ya Xuan$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới