Đọc đoạn trích sau: Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo

Đọc đoạn trích sau:
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
1. Nêu tâm trạng của nhân vật Sơn khi thấy cách ăn mặc của những đứa trẻ ở trong chợ ở đoạn trích.
2. Anh chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vậy của Thạch Lam qua đoạn trích.
Plz làm kĩ giúp tớ với ạ T^T

1 bình luận về “Đọc đoạn trích sau: Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo”

  1. $\text{1}$
    +) Cảm thương cho sự bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.
    +) Sơn thấy trời rét nhưng lũ trẻ ăn mặc chẳng khác khi ngày thường môi chúng nó tím lại và da thịt thì thâm đi. 
    -> Sơn nhận thấy được sự đối lập giữa mình và đám trẻ và cũng cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của lũ trẻ đang nhìn anh.
    -> Sơn đồng cảm cho số phận như vậy, cảm thông và thấu hiểu cho sự né tránh của đám trẻ vì lũ trẻ đã nhận thức được cách biệt giữa gia cảnh.
    -> Thân mật chơi đùa cùng, không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn. 
    -> Hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện.
    -> Chủ động chơi với chúng
    $\text{2}$
    – Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.
    – Mạch chuyện đơn giản giàu ý nghĩa
    – Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.
    => Tác giả thể hiện những hình ảnh đẹp con người tương thân tương ái và những tâm trạng thổn thức của hai chị em,  tạo một không gian tươi sáng.
    => Giọng văn cảm xúc và nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới