Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kết xào xạc,
Con lai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu- Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam. NXB Văn học 2000, tr.289)
Câu 3. Tác dụng của hình thức câu hỏi tu từ và điệp ngữ “em không nghe” được sử dụng trong bài thơ.
Câu 4: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về bức tranh thu trong 4 dòng thơ cuối?

1 bình luận về “Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh”

  1. Giải đáp:
    Câu 3. Tác dụng của hình thức câu hỏi tu từ và điệp ngữ “em không nghe” được sử dụng trong bài thơ.
    + Tạo nhịp điệu, tiết tấu cho bài thơ.
    + Nhấn mạnh hình ảnh, nhân vật trữ tình trong bài thơ.
    + Nhấn mạnh những rung cảm của nhà thơ trước khung cảnh mùa thu tuyệt đẹp.
    + Làm đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, có hồn hơn.
     
    Câu 4:
    Bức tranh thu ở 4 dòng thơ cuối hiện lên thật đẹp:
    “Em không nghe rừng thu,
     Lá thu kêu xào xạc,
    Con lai vàng ngơ ngác
     Đạp trên lá vàng khô?”
    Bức tranh thu ấy với hình ảnh lá vàng rơi, rụng xuống đất tạo nên những âm thanh xào xạc làm lay động tâm hồn con người. Giờ đây cảnh vật có thêm sự xuất hiện của con vật “con nai vàng”. Nhưng dường như hòa mình vào cảnh vật buồn bàn bạc ấy, chú nai vàng cũng trở nên “ngơ ngác” không biết mình phải làm gì. Lại là sự xuất hiện của âm thanh tiếng lá “đạp trên lá vàng khô”. Âm thanh được tạo ra bởi những bước chân của chú nai nhỏ càng tô đậm sự tĩnh mịch, vắng vẻ của rừng thu. Phải là người có tâm hồn nhạy cảm, nhà thơ mới quan sát và miêu tả tỉ mỉ bức tranh thu đến vậy.
    Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt ><

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới