Đọc văn bản: Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt Mặc con th

Đọc văn bản:
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt Mặc con thuyền cắm lái đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo, Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ Thúng đội đầu như đội cả trời mưa. Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở, Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa. (Bến đò ngày mưa, Anh Thơ Thi nhân Việt Nam- Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 2000, tr192 – 103) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 3 (0,5 điểm). Xác định các từ láy trong văn bản. Câu 4 (0,5 điểm). Con người ở bến đò ngày mưa được tái hiện qua những hình ảnh nào? Câu 5 (0,75 điểm). Nhận xét cách gieo vần của tác giả trong bài thơ. Câu 6 (0,75 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ Thúng đội đầu như đội cả trời mưa Câu 7 (0,75 điểm). Nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 8 (0,75 điểm). Khung cảnh làng quê trong văn bản khiến anh/chị nhớ tới bài thơ nào, của ai ? ( kể tên ít nhất 03 bài) Câu 9 (1,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tấm lòng của một người con yêu quê hương tha thiết. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao?

1 bình luận về “Đọc văn bản: Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt Mặc con th”

  1. Câu 1. Thể thơ của văn bản trên là: Bát cú
    Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là biểu cảm.
    Câu 3 (0,5 điểm). Xác định các từ láy trong văn bản là: rũ rợi, bơ phờ, rào rạt, trơ vơ, lạnh lẽo, xo ro.
    Câu 4 (0,5 điểm). Con người ở bến đò ngày mưa được tái hiện qua những hình ảnh là: “Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.”
    Câu 5 (0,75 điểm). Cách gieo vần của tác giả trong bài thơ là gieo vần cách, giúp câu thơ trở nên linh hoạt và không bị gò bó.
    Câu 6 (0,75 điểm). Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là: so sánh (Thúng đội đầu như đội cả trời mưa) là:
    + Nhấn mạnh con người đến chợ vào ngày mưa phải vất vả, khó nhọc bao nhiêu.
    + Giúp đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và thu hút người đọc hơn.
    Câu 7. Nội dung chính của bài thơ là: miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân ở chợ lúc trời mưa.
    Câu 8. Khung cảnh làng quê trong văn bản khiến em nhớ tới bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, bài “Quê hương” của Tế Hanh và bài “Làng” của Kim Lân.
    Câu 9. Em đồng tình với ý kiến cho rằng: “Bài thơ là tấm lòng của một người con yêu quê hương tha thiết.”. Vì tác giả phải là một người yêu quê hương tha thiết mới có thể miêu tả đến chân thực như vậy, cảnh vật cũng như con người ở chợ lúc trời mưa. Không chỉ thế , tài quan sát và khả năng đưa vào tác phẩm của mình cũng giúp nhà thơ khẳng định sự yêu thương, trân quý quê hương, đất nước của chính mình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới