Giá trị nhân đạo và hiện thực của chữ người tử tù và hạnh phúc của một tang gia giúp mình với ạ
Giá trị nhân đạo và hiện thực của chữ người tử tù và hạnh phúc của một tang gia
giúp mình với ạ
Vũ Trọng Phụng cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông sáng tác trên nhiều mảng như tiểu thuyết, phóng sự, ở mảng nào ông cũng thể hiện tài năng quan sát bậc thầy của mình về hiện thực xã hội Việt Nam thời kì trước cách mạng. Trong hệ thống tác phẩm đó, nổi bật nhất phải kể đến Số đỏ – thiên tiểu thuyết có thể làm vinh dự cho bất cứ nền văn học nào. Nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là trong trích đoạn Hạnh phúc một tang gia.
Hạnh phúc một tang gia được trích từ chương XV khi Xuân Tóc Đỏ làm cụ cố tổ chết. Một đáng tang long trọng, đầy bối rối, hạnh phúc của đám con cháu trước cái chết của người thân trong gia đình. Với khung cảnh đám ma, Vũ Trọng Phụng đã lột trần bản chất xấu xa, chó đểu của lũ con cháu cũng như xã hội đương thời.
Ngay từ nhan đề của văn bản đã cho thấy sự mâu thuẫn, trào phúng. Hạnh phúc vốn là trạng thái tâm lí khi con người được thỏa mãn một mong muốn, một nhu cầu nào đó của bản thân. Còn tang gia là khi gia đình đó có người mất, không khí bao trùm sẽ là sự um ám, buồn thương, tang tóc. Khi kết hợp hai yếu tố này lại khiến cho người đọc bất ngờ, ngỡ ngàng về một hạnh phúc quái dị của gia đình cụ cố Hồng.
Cái chết của cụ cố tổ không những không làm họ đau buồn, mà con đem đến niềm vui vô hạnh, niềm hạnh phúc to lớn cho đám con cháu. Bởi khi cụ cố tổ chết, tất cả đám con cháu sẽ được chia gia tài: Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm, thành ra tang gia ai cũng vui vẻ cả người ta tưng bừng đi đưa giấy cáo phó, thuê kèn đám ma. Một không khí tưng bừng, rộn rã, tươi vui bao trùm lên đám tang, mà người ta cứ ngỡ như nhà có việc hỉ.
Đấy là niềm vui chung, còn mỗi thành viên trong gia đình lại có niềm vui khác riêng cho mình. Cụ cố Hồng có được cơ hội ngàn năm để diễn trò già nua trước đám đông, để cho thiên hạ chỉ trỏ khen mình là già, để thể hiện gia đình mình có phúc lớn. Đồng thời đây cũng là cơ hội để tỏ lòng hiếu thảo với cha mình, thông qua việc tổ chức đám ma thật to, thật hoành tráng. Còn cụ bà vui mừng vì tổ chức được cho cha một đám ma danh giá nhờ có sự xuất hiện của sư cụ Tăng Phú. Niềm vui của bà Văn Minh thật đơn giản đó là được mặc bộ đồ xô gai tân thời, để giúp bà lăng xê những mẫu thời trang tang lễ của tiệm may Âu hóa. Bà Văn Minh đã gián tiếp thực hiện mục đích biến đám tang thành sàn biểu diễn thời trang. Còn ông Phán mọc sừng không ngờ đôi sừng trên đầu mình lại có giá trị to lớn đến thế, ngoài tiền được chia gia tài còn được chia thêm tiền đền bù danh dự, vậy là kế hoạch đào mỏ của ông đã thành công. Nhưng còn những trẻ tuổi như Tuyết hay cậu Tú Tân lại có niềm vui rất đơn giản: Tuyết có dịp được mặc bộ trang phục tang lễ ngây thơ để chứng minh với thiên hạ mình là người không hư hỏng; còn cậu Tú Tân vui mừng vì có dịp được dùng cái máy ảnh mới mua, được thỏa mãn sở thích chụp ảnh, thể hiện tài nghệ chụp ảnh.
Không chỉ người trong nhà vui, mà những người ngoài cũng tìm được niềm hạnh phúc trong đám tang cụ cố tổ. Đối với ông TYPN đám tang là dịp để những mẫu thiết kế của ông ra mắt công chúng và ông trông chờ sự phản hồi của dư luận ra sao. Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa sung sướng cực điểm vì đang lúc không có việc để làm thì được thuê trông giữ đám ma. Với Xuân Tóc Đỏ đám tang này giúp y củng cố địa vị của mình ở xã hội thượng lưu và được ông Phán mọc sừng thanh toán nốt năm đồng còn lại. Còn hàng phố, những người xung quanh thì vui sướng khi được xem đám tang to tát, linh đình; được xem những màn trình diễn thời trang miễn phí. Tất cả mọi người đều có niềm hạnh phúc riêng. Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút châm biếm, đả kích sâu cay của mình để vạch trần bộ mặt thật của xã hội thượng lưu đương thời: vô đạo, không có lương tâm.
Cảnh đám tang lại là sự pha tạp Tây, Tàu lẫn lộn: tiếng kèn xuân nữ não nùng, tiếng lốc bốc xoảng và bú dích, tiếng Ta, kèn Tây lần lượt thi nhau rộ lên. Đám tang to tát, đi đến đâu làm huyên nào đến đó nhưng không có chút tình người. Người đưa tiễn thì tranh thủ khoe khuân chương, đám trai gái thì trêu ghẹo, đùa cợt với nhau. Điệp khúc đám cứ đi điệp đi điệp lại cho thấy đám đông vô tình, vô nghĩa. Tác giả đã một lần nữa vạch trần bộ mặt xã hội thượng lưu thành thị.
Cảnh hạ huyệt càng trở nên nực cười hơn nữa. Những người thân thì tạo dáng chụp ảnh, cậu Tú Tân ép mọi người tạo đủ tư thế sao cho thật đau khổ để cậu chụp được những bức ảnh để đời. Ông Phán mọc sừng và Xuân Tóc đỏ lại là những diễn viên đại tài, trong khi đóng kịch khóc thương cụ cố tỏ đã kịp tiến hành một cuộc trao đổi, mua bán với Xuân Tóc Đỏ: ông Phán cứ khóc oặt người đi, mãi không thôi chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư Cảnh hạ huyệt đã một lần nữa vạch trần bộ mặt giả dối, đểu cáng của lũ con cháu.
Tác phẩm tạo được tình huống trào phúng đặc sắc, từ cái chết của cụ cố tổ và đám ma to tát lũ con cháu tổ chức đã vạch trần bộ mặt xấu xa của đám con cháu cũng như những kẻ bên ngoài gia đình. Ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng đặc sắc: Thật là một đám ma to tát, chết một cách bình tĩnh hai cái tội nhỏ một cái ơn to, Cách so sánh hài hước: Từ chối việc chạy chữa như những vị danh y biết tự trọng Sử dụng những chi tiết đối lập gay gắt nhưng cùng tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng để từ đó làm bật lên tiếng cười. Ngoài ra các thủ pháp cường điệu, nói ngược, những lời bình luận hài hước được vận dụng linh hoạt làm bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Qua đoạn trích Hạnh phúc một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần, phê phán bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị đương thời thông qua hình ảnh của một gia đình có tang. Réo lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận người Việt Nam cả hôm qua và ngày nay. Đồng thời qua trích đoạn cũng thấy được tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng qua tình huống, ngôn ngữ và giọng điệu châm biếu, trào phúng đặc sắc.
* Bức tranh hiện thực đầy đau xót về một gia đình thượng lưu: – Giá trị hiện thực hiện lên trước hết là ngay ở nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”, sự mâu thuẫn kỳ lạ ấy đã mở ra nội dung của toàn bộ đoạn trích, đó là cái hiện thực phũ phàng, thối nát của xã hội thượng lưu với những con người mang trên mình cái vỏ bọc bóng bẩy nhưng thực chất lại có một nhân cách xấu xí và tệ hại. – Đồng tiền và lợi ích đã vượt lên trên tất cả những giá trị đạo đức, khiến con người ta trở nên vô cảm trước cái chết của người thân. + Ông Phán vứt bỏ tự trọng và liêm sỉ, với nỗi nhục bị cắm sừng chỉ vì nhận được thêm vài nghìn đồng từ ông cố Hồng. + Văn Minh vui mừng vì cuối cùng cái di chúc cũng trở thành hiện thực chứ không còn trên lý thuyết nữa. – Thói ham hư vinh, ích kỷ, dâm đãng cũng bào mòn hết nhân tính, tình người: + Ông cố Hồng vui sướng mơ màng tưởng đến cảnh mình mặc đồ xô gai chống gậy, được bàn dân thiên hạ chỉ trỏ, khen ngợi, được chính thức trở thành chủ gia đình. + Bà cụ cố thì cảm động vì một đám ma được tổ chức sang trọng rình rang đúng chất thượng lưu. + Bà Văn Minh thì sốt ruột được mặc mấy bộ đồ xô gai thời thượng, cậu tú Tân thì phát điên lên chỉ mong được trổ tài với mấy cái máy ảnh đã chuẩn bị. + Cô Tuyết thì buồn bã vĩ người tình không đến, quyết mặc bộ đồ ngây thơ hở cả nách và nửa vú để chứng minh cho thiên hạ thấy mình vẫn còn chữ trinh. => Không có một ai đau xót trước cái chết của người thân, mà chỉ chăm chăm những lợi ích, những ham muốn của mình.
* Bức tranh hiện thực về một xã hội thượng lưu vô nhân đạo, tha hóa về đạo đức và xuống cấp về văn hóa: – Hai viên cảnh sát Min Đơ, Min Toa vui vì có việc làm. – Đám bạn của ông cụ cố thì hớn hở vì được dịp khoe mẽ những huy chương, lộ bản chất đê tiện, dâm đãng khi nhìn trộm làn da thấp thoáng của cô Tuyết. – Một đám ma lộn xộn chồng chéo Tây, Tàu, Ta, ầm ĩ huyên náo như một đám rước, như một cái hội chợ. – Người đi rước thì mải mê buôn chuyện, “chim nhau, cười tình với nhau”, bày đủ trò ghen tuông trong cái bộ mặt giả tạo buồn bã. – Một nhà sư vênh váo sung sướng, ngồi chễm chệ trên một xe lọng để đi rước cốt cho người ta biết mình nổi tiếng lật đổ hội Phật Giáo. – Một đám ma mà người xem lại chỉ để ý đến những mẫu quần áo thời thượng chứ không ai quan tâm đến kẻ xấu số nằm chết trong quan tài. – Một đám ma mà cậu tú Tân, quên cả bổn phận con cháu để tác nghiệp sao cho chụp được tấm ảnh kỷ niệm hạ huyệt, còn bạn bè cậu thì thi nhau trèo lên mả người khác để tạo dáng. * Giá trị tố cáo: – Tố cáo sự vô nhân tính, vô đạo đức của những kẻ mang danh “thượng lưu”, những kẻ đã đánh mất nhân cách, lương tâm của bản thân trước ma lực của đồng tiền, quyền lực và hư vinh. – Châm biếm, trào phúng một cách gay gắt và mạnh mẽ cái xã hội thượng lưu, tự nhận mình là văn minh, thiếu tình người, thay vào đó là sự tha hóa, đi xuống cả về nhân cách, lẫn văn hóa. – Tố cáo cả một xã hội lố lăng, đồi bại, sự lộn xộn trong trật tự với sự tiếp thu văn hóa một cách tràn lan, bậy bạ.
– Giá trị hiện thực hiện lên trước hết là ngay ở nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”, sự mâu thuẫn kỳ lạ ấy đã mở ra nội dung của toàn bộ đoạn trích, đó là cái hiện thực phũ phàng, thối nát của xã hội thượng lưu với những con người mang trên mình cái vỏ bọc bóng bẩy nhưng thực chất lại có một nhân cách xấu xí và tệ hại.
– Đồng tiền và lợi ích đã vượt lên trên tất cả những giá trị đạo đức, khiến con người ta trở nên vô cảm trước cái chết của người thân.
+ Ông Phán vứt bỏ tự trọng và liêm sỉ, với nỗi nhục bị cắm sừng chỉ vì nhận được thêm vài nghìn đồng từ ông cố Hồng.
+ Văn Minh vui mừng vì cuối cùng cái di chúc cũng trở thành hiện thực chứ không còn trên lý thuyết nữa.
– Thói ham hư vinh, ích kỷ, dâm đãng cũng bào mòn hết nhân tính, tình người:
+ Ông cố Hồng vui sướng mơ màng tưởng đến cảnh mình mặc đồ xô gai chống gậy, được bàn dân thiên hạ chỉ trỏ, khen ngợi, được chính thức trở thành chủ gia đình.
+ Bà cụ cố thì cảm động vì một đám ma được tổ chức sang trọng rình rang đúng chất thượng lưu.
+ Bà Văn Minh thì sốt ruột được mặc mấy bộ đồ xô gai thời thượng, cậu tú Tân thì phát điên lên chỉ mong được trổ tài với mấy cái máy ảnh đã chuẩn bị.
+ Cô Tuyết thì buồn bã vĩ người tình không đến, quyết mặc bộ đồ ngây thơ hở cả nách và nửa vú để chứng minh cho thiên hạ thấy mình vẫn còn chữ trinh.
=> Không có một ai đau xót trước cái chết của người thân, mà chỉ chăm chăm những lợi ích, những ham muốn của mình.
– Hai viên cảnh sát Min Đơ, Min Toa vui vì có việc làm.
– Đám bạn của ông cụ cố thì hớn hở vì được dịp khoe mẽ những huy chương, lộ bản chất đê tiện, dâm đãng khi nhìn trộm làn da thấp thoáng của cô Tuyết.
– Một đám ma lộn xộn chồng chéo Tây, Tàu, Ta, ầm ĩ huyên náo như một đám rước, như một cái hội chợ.
– Người đi rước thì mải mê buôn chuyện, “chim nhau, cười tình với nhau”, bày đủ trò ghen tuông trong cái bộ mặt giả tạo buồn bã.
– Một nhà sư vênh váo sung sướng, ngồi chễm chệ trên một xe lọng để đi rước cốt cho người ta biết mình nổi tiếng lật đổ hội Phật Giáo.
– Một đám ma mà người xem lại chỉ để ý đến những mẫu quần áo thời thượng chứ không ai quan tâm đến kẻ xấu số nằm chết trong quan tài.
– Một đám ma mà cậu tú Tân, quên cả bổn phận con cháu để tác nghiệp sao cho chụp được tấm ảnh kỷ niệm hạ huyệt, còn bạn bè cậu thì thi nhau trèo lên mả người khác để tạo dáng.
* Giá trị tố cáo:
– Tố cáo sự vô nhân tính, vô đạo đức của những kẻ mang danh “thượng lưu”, những kẻ đã đánh mất nhân cách, lương tâm của bản thân trước ma lực của đồng tiền, quyền lực và hư vinh.
– Châm biếm, trào phúng một cách gay gắt và mạnh mẽ cái xã hội thượng lưu, tự nhận mình là văn minh, thiếu tình người, thay vào đó là sự tha hóa, đi xuống cả về nhân cách, lẫn văn hóa.
– Tố cáo cả một xã hội lố lăng, đồi bại, sự lộn xộn trong trật tự với sự tiếp thu văn hóa một cách tràn lan, bậy bạ.