hãy trình bày suy nghĩ khoảng 200 chữ của anh chị về những món nợ trong cuộc sống

hãy trình bày suy nghĩ khoảng 200 chữ của anh chị về những món nợ trong cuộc sống

1 bình luận về “hãy trình bày suy nghĩ khoảng 200 chữ của anh chị về những món nợ trong cuộc sống”

  1. Trong cuộc sống có những món nợ mà dường như đã làm cho con người ta như không thể từ bỏ, và đồng thời ta dường như cũng chẳng đành từ chối. Vậy mới nói, món “nợ ân tình” được đánh giá chính là một món nợ lớn nhất của đời người chúng ta. Ân tình nó không bao giờ được sòng phẳng như nợ tiền bạc. Có lẽ chính bởi vậy cho nên ta có câu nói “Không bao giờ có thể trả hết nợ cho người vì ta không những nợ tiền bạc mà còn nợ cả ân nghĩa nữa”
    Đầu tiên ta phải hiểu được ý kiến này vì sao lại nói như vậy. Tại sao không bao giờ có thể trả hết nợ được? Nợ được hiểu là một khái niệm thuộc phạm trù kinh doanh, chỉ hoạt động mà con người trao đổi, mua bán hàng hoá vật chất. Trong hoạt động này thì một bên chưa có khả năng thanh toán sòng phẳng cho đối tác của mình và được sự chấp thuận đồng ý của bên kia cho phép thanh toán sau. Tức là người mua có thể trả tiền sau trong khi vẫn dùng mặt hàng đó bình thường. Còn đối với “Ân nghĩa” thì ta phải hiểu được rằng ân nghĩa cũng chính là một khái niêm chỉ đời sống tinh thần. Ân nghĩa chính là một ai đó giúp cho bạn thoát khỏi trong những thời kỳ khó khăn. Nó dường như để nói về những tình cảm thân quen mà người này dành cho người kia thể hiện qua chính việc làm cũng như là hành động của người giúp đỡ. Sự giúp đỡ này nó như xuất phát từ chính tấm lòng của họ, dường như họ giúp đỡ mình nhưng không giờ mong ngày trả ơn. Nó như được xuất phát từ cái tâm của chính người đó. Không phải họ có nhiều tiền mà cho bạn vay hay nợ như vậy. Chắc chắn là phải có được tấm lòng nhân hậu cũng như thương người. Và khi bạn có trả nợ hết tiền bạc đó còn ân nghĩa thì thật là khó trả.
    Ta như thấy được ý của câu nói như muốn nhắn nhủ rằng khi chúng ta nhận được sự giúp đỡ của ai đó thì bạn đã mắc họ món nợ. Nợ ở đây không chỉ là công sức vật chất mà chính là tình cảm. Nếu như nó được cân đo đong đếm như một giá trị của món đồ, hay là tiền thì lại có thể rất sòng phẳng khi trả nợ. Nhưng đối với tình cảm thì thật khó nói. Qủa thật là trong lĩnh vực tình cảm ta như thấy được mọi thứ cho đi và nhận lấy thật phức tạp không hề sòng phẳng như vật chất được.
    Cả câu nói khuyên ta sống nhân nghĩa, cũng như chúng ta cũng phải biết coi trọng tình cảm. Đó là đạo lý làm người tốt đẹp, mỗi người chúng ta cũng phải luôn có cho mình đức tính này. Qủa thật làm sao có thể trả hết được nhưng món nợ ân tình cơ chứ. Con người sống trong cùng một xã hội mới thấu hiểu được nợ ân tình khó trả như thế nào.
    “Nợ ân tình” được ví von đó chính là món nợ mà người ta chẳng thiết tha đòi, nhưng dường như chính bản thân mình thì tha thiết muốn trả. Nếu như là tiền thì lại quá đơn giản nó đã có mức cụ thể và điều đó thật dễ dàng có thể trả sòng phẳng để ta không hề vướng bận một điều gì nữa. Không ai trong cuộc đời này lại ong muốn mắc nợ ai, nhưng lại có những món nợ ân nghĩa ta không thể nào có thể trả được hết được. Khi ta trả nợ là để thấy lòng thanh thản bình yên hơn, để thôi không hay cũng tự dằn vặt vì mình đã từ chối món quà ngọt ngào nhất mà số phận đã trao tặng cho mình. Nhưng nghịch cảnh trớ trêu ở đây chính là, nếu có thể trả thì ngay từ đầu ta đã chẳng phải vay. Để cho đến giờ đây, nếu như cứ cố ép mình phải trả lại cho người một điều gì đó, thì đó hẳn phải là một thứ khác chứ chẳng phải là “ân tình”. Và người, thì không nhận thứ đó nữa, thật khó phải không nào? Cho nên ý kiến trên nhận xét thật đúng đắn “Không bao giờ có thể trả hết nợ cho người vì ta không những nợ tiền bạc mà còn nợ cả ân nghĩa nữa”. Không bao giờ có thể trả được hết nợ là bởi vậy đó. Tình người thật là một thứ gì đó gần gũi và giản đơn nhưng lại không thể nào mà có thể để lên cái cân để xem nặng nhẹ được. Chỉ biết rằng người ta biết được nợ ân tình nó nặng đến mức không thể nào đo được và cũng không thể nào có thể trả hết.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới