cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu trong bài thơ đây thôn vĩ dạ
cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu trong bài thơ đây thôn vĩ dạ
1 bình luận về “cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu trong bài thơ đây thôn vĩ dạ”
“thơ không chỉ là thơ mà còn là nhạc là họa là chạm khắc theo cách riêng”. Mỗi trang thơ không chỉ là khúc nhạc kéo rách của thi nhân với con người với cuộc sống là những kiệt tác chạm khắc bởi lời thơ cảm xúc nồng nàn cháy bỏng của người nghệ sĩ mà còn là bức họa không trộn lẫn mang nét riêng biệt độc đáo. Đây thôn vĩ dạ của Hàn mặc tử không chỉ là trang thơ hay mà còn Dung chứa những cảm xúc dạt dào của thi nhân và cảnh vật và con người xứ Huế về bức tranh miền quê yên bình trong hoài niệm hồi tưởng của nhà thơ . Đặc biệt là qua hai khổ thơ gợi cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về tầm quan trọng của ý chí nghị lực sống vượt lên chính mình vượt lên hoàn cảnh mà người nghệ sĩ muốn gắm. Sao anh không về chơi thôn vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió mây đường mây. Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay. Thuyền ai đổ bến sông trong đó. Có chợ trăng về kịp tối nay? Hàn mặc tử là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ là đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới thơ ông đầy phức tạp đầy bí ẩn khi đau đớn khi lại thể hiện tình yêu tha thiết của cuộc đời thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn mặc tử vừa thực vừa mộng ảo. Bài thơ được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt thời gian Hàn mặc tử làm nhân viên sở đặc điền có thầm yêu trộm nhớ một cô gái tên Hoàng Cúc sau đó Hàn mặc tử mắc bệnh hiểm nghèo hoàng Cúc có gửi cho nhà thơ một bức ảnh in hình sông nước mây trời xứ Huế kèm theo lời hỏi thăm”chúc thi sĩ mau bình phục”. Tấm ảnh gửi cho nhà thơ về những kỉ niệm một thời thanh xuân tươi trẻ và nhà thơ đã sáng tác ra bài thơ này bài thơ là sự hòa quyện giữa thực ảo và lãng mạn đây là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách hồn Thơ của Hàn mặc tử. Bài thơ là tiếng lòng của một con người chan chứa tình yêu tình quê và tình đời tiếng lòng đó được thể hiện rõ nét nhất qua hai khổ thơ đầu. Khổ 1 tác giả hoài niệm về cảnh vật và con người xứ Huế. “Sao anh không về chơi thôn vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Câu thơ mở đầu là một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc Thái”sao anh không về chơi thôn vĩ?, Hỏi nhưng lại trách nhẹ nhàng sao lâu quá rồi anh không về thăm thôn vĩ hỏi nhưng bộc lộ niềm ao ước day dứt bao giờ mới có cơ hội thăm lại chốn cũ người xưa. Như vậy câu thơ là cái cớ để bộc lộ tâm tư tình cảm với cuộc đời đó là niềm băn khoăn lo âu khắc phải về sự dở dang lỡ làng của cuộc đời chính câu hỏi mở bài thơ đã khơi gợi những kỉ niệm về cảnh vật con người xứ Huế cảnh thôn vĩ hiện lên có không gian lúc hửng đông”nắng mới lên”đó là ánh nắng ban mai Tinh khôi trong trẻo cỏ không gian vườn tược vĩ dạ đó là không gian làng quê kể sát bên bờ sông Hương có những ngôi nhà xinh xắn ẩn hiện giữa vườn cây trái xum xuê có cảnh vật hàng cao thẳng tắp cao vung vuốt những tàu lá xanh mướt khu vườn”mướt quá xanh như ngọc”màu xanh là sự hòa quyện giữa sắc xanh của vườn tược sắc nắng ban mai và những giọt sương sớm khiến cho khu vườn trở nên lung linh huyền ảo đúng là một nhà phê bình đã nhận xét:”không thể thay thế màu xanh ngọc bằng một màu khác được bởi đó không chỉ là một màu thực mà còn là màu của tâm tưởng của Hoài niệm ước mơ”.bằng nghệ thuật so sánh tác giả đã đưa người đọc vào một thế giới xanh tươi trù phú có hoa thơm quả ngọt. Như vậy phải là một người nghệ sĩ có tình yêu tha thiết với thiên nhiên cảnh vật mới có thể lưu giữ trong tâm trí của mình những hình ảnh tươi đẹp sống động đến như thế hiện lên trong ký ức của Hàn mặc tử không chỉ có cảnh vật mà con người thôn vĩ mang vẻ đẹp”khuôn mặt chữ điền”khuôn mặt chữ điền là khuôn mặt vuông ức thanh tú người có khuôn mặt ấy thường có tính cách ngay thẳng cương trực theo quan niệm người xưa khuôn mặt chữ điền không chỉ là khuôn mặt của người đàn ông mà còn là khuôn mặt của người phụ nữ thế nên ca dao có viết. Anh thương em không thương bạc thương tiền. Mà anh thương khuôn mặt chữ điền của em. Hình ảnh của người thôn vĩ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa nghĩa là gọi cụ thể mà thấp khoảng hiện trong hồi ức tư tưởng của thi nhân. Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Như vậy thôn vĩ hiện lên sinh động không chỉ có cảnh sắc mà còn có hình bóng của con người. Nếu khổ thơ đầu là những hồi tưởng của thi nhân về cảnh vật và con người vĩ dạ thì khổ thơ thứ hai lại tái hiện không gian sông nước mây trời xứ Huế tất cả được hiện lên trong hoài niệm tưởng tượng nên vừa thực vừa mộng ảo. Gió theo lối gió mây đường mây. Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay. Thuyền ai đổ bến sông trăng đó. có trở trong và kịp tối nay? Hai câu thơ đầu là khung cảnh sông nước mây trời xứ Huế về ban đêm. Gió theo lối gió mây đường mây. Dòng nước buồn thiu hoa bắp Lay. Tác giả đã tả thực nhịp điệu êm đềm tĩnh lặng của Huế gió mây nhè nhẹ dòng nước lững lờ hoa bắp lai đung đưa nghệ thuật”dòng nước buồn thiu”cho thấy thi sĩ đã thổi lỗi buồn vào cảnh cảnh nhuốm tình nói như Nguyễn du. Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu. Người buồn cảnh quá vui đâu bao giờ. Có một biểu hiện bất thường của gió của mây theo lẽ thường gió mây là đôi bạn tri kỷ”gió thổi mây bay”, nhưng ở đây gió mây chia lìa đôi ngả gió theo lối gió mây đường mây dường như cảnh vật chất chứa bao tâm sự nỗi lòng thi nhân Hàm mặc tử từ khi mắc căn bệnh phong hiểm nghèo phải cách ly với cuộc sống bên ngoài nên luôn nhìn cảnh vật trong trạng thái chia lìa. Hai câu thơ tiếp là cảnh sông nước mây trời xứ Huế về đêm. Thuyền ai đổ bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay? Hình ảnh thuyền Trăng Sông Trăng bến Trăng tạo nên một không Gian Huyền ảo ngập tràn ánh trăng ánh trăng như dát vàng trên sông lung linh lấp lánh trên dòng sông ấy hình ảnh con thuyền chở trong và con thuyền vốn là hình ảnh thực nay đã trở thành con thuyền gửi gắm những khát vọng hi vọng của thi nhân đó là khát khao sự sống khát khao tình yêu hạnh phúc, câu hỏi tu từ ,từ”kịp”khiến cho nhịp điệu thơ gấp gáp khẩn trương hé mở mặc cảm của thi nhân về cuộc đời ngắn ngủi đồng thời phản ánh hiện thực cuộc đau đớn xót xa của Hàn mặc tử đang vơi đi từng ngày sống là chạy đua với thời gian liệu có kịp chăng liệu tình yêu hạnh phúc sự sống có trở lại với nhà. Tóm lại mỗi câu thơ hình ảnh không chỉ thể hiện tình yêu tha thiết gắn bó với cuộc đời của Hàn mặc tử mà còn chất chứa một niềm đau với băn khoăn với tiếc ước mơ nhiều mà lỡ dở chia lìa vì quỹ thời gian đang vơi đi từng ngày. Mỗi một tác phẩm là khám phá về nội dung là một phát minh về mặt hình thức đoạn thơ là sự vận động tâm trạng của thi nhân sử dụng những hình ảnh biểu hiện nội tâm ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng sử dụng phong phú các biện pháp tu từ. Có ý kiến cho rằng:. Nhà thơ như con ong đến chăm hoa phải một mật. Một giọt mật thành đòi vận chuyển ong bay. Nhà thơ người nghệ sĩ giống như những con Long chăm chỉ miệt mài trong lao động sáng tạo nghệ thuật để dâng tặng cho đời những trang Văn tờ hoa đẹp dâng tặng cho đời sản phẩm tinh thần vô giá không chỉ có giá trị về nội dung tư tưởng mà còn có giá trị về hình thức nghệ thuật độc đáo. Nhỏ vào sự thống nhất và hoàn chỉnh về nghệ thuật mà đây thôn vĩ dạ của Hàn mặc tử đã vượt qua sự sản nó khắc nghiệt của thời gian để in dấu trong lòng thế hệ độc giả. Hai khổ thơ đầu không chỉ là Hoài niệm cảnh sắc và con người xứ Huế mà còn định hướng cho chúng ta vươn tới những chân thiện mỹ đó là tình yêu thiên nhiên nghị lực sống
1 bình luận về “cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu trong bài thơ đây thôn vĩ dạ”