So sánh bài Hai đứa trẻ, Tắt đèn với Lão Hạc để thấy con người và xã hội trước cách mạng tháng 8 năm 1945
So sánh bài Hai đứa trẻ, Tắt đèn với Lão Hạc để thấy con người và xã hội trước cách mạng tháng 8 năm 1945
2 bình luận về “So sánh bài Hai đứa trẻ, Tắt đèn với Lão Hạc để thấy con người và xã hội trước cách mạng tháng 8 năm 1945”
– đó là hiện thực XH thực dân phong kiến tàn ác, vô nhân đạo trước cách mạng tháng Tám 1945 với sưu cao thuế nặng, đè nén bóc lột con người đến tận xương tủy …
– đó là hiện thực về số phận của những người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945 ( liên hệ với 1 số tác phẩm của Nam Cao : Lão Hạc ,… ; văn chương đương thời : Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố ; Bé Hồng trong những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng )
1.“Sưu cao thuế nặng”, “một cổ đôi tròng” là những nguyên nhân đã dẫn đến muôn vàn cảnh thương tâm cho nhân ta. Cho nên có ý kiến đã cho rằng: “Một số tác phẩm văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phản ánh được nỗi khổ đau của những kiếp lầm than”. Thực vậy, có một số nhà văn đã gần gũi với nhân dân, thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân nên đã phản ánh được những nỗi khổ đau của nhiều số phận khác nhau trong những tác phẩm giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hai cảnh đời trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là hai kiếp sống cơ cực của những người nông dân nghèo, không ruộng đất. Con trai lão Hạc là nạn nhân của hủ tục thách cưới nặng nề. Khi người yêu đã đi lấy chồng giàu có, anh ta sinh phẫn chí, ra tỉnh đến sở mộ phu, kí giấy đi làm đồn điền cao su, chấp nhận cuộc đời tha hương cầu thực. Từ nạn nhân của nghèo đói và hủ tục, con trai lão Hạc trở thành nan nhân của thực dân Pháp trong các đồn điền cao su. Anh ra đi, để lại người cha côi cút, nghèo nàn và héo hon vì nhớ thương con. Lão Hạc chỉ còn cách chọn cái chết mới giữ được cho con một mảnh vườn nhỏ. Còn lão Hạc thì tự chọn con đường âm thầm mà đớn đau nhất đó là ăn bả chó để từ giã cõi đời trong sự hi sinh lương thiện: “Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sủi ra. Khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên….Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết. Nói đến cảnh đời lầm than trước Cách mạng tháng Tám, ta làm sao quên được hình ảnh mẹ Nuôi mà của cái tiền bạc của chị đã bị trộm vét sạch. Thế mà khốn nạn thay cho chị, để được vào cửa quan, chị đã mất toi hai hào cho thằng xỏ lá là cậu lẽ khi vào cửa. Đến lúc gặp quan vội vàng, lóng cóng lo quan gắt nên năm đồng hào xổ ra, loẻng xoẻng rơi tiệt cả xuống gạch. Cảnh nhặt tiền rơi của mẹ Nuôi thật thương tâm! Tiền của chị đánh rơi ngay trong nhà quan, chỉ có chị và quan, chị lại tìm để biếu quan thế mà lạ thay và như cách nói của Nguyễn Công Hoan khốn nạn thay cho mẹ Nuôi, cái đồng hào đôi cuối cùng ấy đã biến đi đâu chóng thế được. Nhà văn đi sâu vào tâm trạng nhân vật để ta cảm thông với tình cảnh khốn khổ đáng thương của mẹ Nuôi và qua đó tố cáo hai bộ mặt của một “quan lớn”. Bề ngoài là một quan lớn im lặng dửng dưng trước sự lúng túng của mẹ Nuôi, bên trong, quan đang đợi lúc mẹ Nuôi đi khuất mới dịch chiếc giầy ra một tí… nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi. Đó là bộ mặt của tên trộm mang danh một ông quan lớn! Thương thay mẹ Nuôi, người dân khốn khổ, nạn nhân của một đám trộm từ hợp pháp đến bất hợp pháp. Còn nhiều nữa những kiếp lầm than, những đứa trẻ con của những bà mẹ khốn cùng. Thằng Cúc, Thằng Xuân, con Tí, con Túc trong Gió lạnh đầu mùa, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ và qua những chỗ áo rách da thịt thâm đi, mỗi cơn gió đến chúng nó lại run lên, hai hàm răng đập vào nhau. Cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua, bắt ốc. Những đứa trẻ như bé Hồng đã so sánh hình ảnh của mẹ mình như một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc! Nỗi khắc khoải chờ mong mẹ của chú bé thật tha thiết. Nỗi khổ tâm của chú bé Hồng còn sâu hơn nữa, chú bé luôn bị giày vò vì mẹ đi xa, phải sống nhờ họ hàng, tủi cực, bị hắt hủi, luôn luôn khát khao một chút hơi ấm tình mẹ mà không được. Qua những tác phẩm tiêu biểu trên, ta thấy tấm lòng và tài năng của tác giả đã phản ánh nỗi khổ đau của nhũng kiếp sống lầm than trong xã hội nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Đọc những tác phẩm đó, chúng ta thấy xúc động sâu sắc. Bao con người, bấy nhiêu số phận cứ hiện ra trước mắt và in đậm trong tâm những xót xa, ngậm ngùi. Nhìn ra xã hội hiện tại, ta vừa vui mừng vì đất nước thoát cảnh đói nghèo lầm than, vừa tiếc cho những thanh niên không biết hưởng tự do hanh phúc, để xây dựng tương lai, mà họ đang sa vào cảnh ăn chơi trụy lạc, gây bao tội lỗi trên đời.
2.- Hình ảnh con người trước cách mạng 1945: + Là những con người có vẻ đẹp tiềm tàng, giàu lòng tự trọng, nhân ái, nhân hậu, rất nhẫn nhịn nhưng cũng vùng lên đấu tranh khi bị bóc lột
Thực vậy, có một số nhà văn đã gần gũi với nhân dân, thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân nên đã phản ánh được những nỗi khổ đau của nhiều số phận khác nhau trong những tác phẩm giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Hai cảnh đời trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là hai kiếp sống cơ cực của những người nông dân nghèo, không ruộng đất. Con trai lão Hạc là nạn nhân của hủ tục thách cưới nặng nề. Khi người yêu đã đi lấy chồng giàu có, anh ta sinh phẫn chí, ra tỉnh đến sở mộ phu, kí giấy đi làm đồn điền cao su, chấp nhận cuộc đời tha hương cầu thực. Từ nạn nhân của nghèo đói và hủ tục, con trai lão Hạc trở thành nan nhân của thực dân Pháp trong các đồn điền cao su. Anh ra đi, để lại người cha côi cút, nghèo nàn và héo hon vì nhớ thương con. Lão Hạc chỉ còn cách chọn cái chết mới giữ được cho con một mảnh vườn nhỏ. Còn lão Hạc thì tự chọn con đường âm thầm mà đớn đau nhất đó là ăn bả chó để từ giã cõi đời trong sự hi sinh lương thiện: “Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sủi ra. Khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên….Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.
Nói đến cảnh đời lầm than trước Cách mạng tháng Tám, ta làm sao quên được hình ảnh mẹ Nuôi mà của cái tiền bạc của chị đã bị trộm vét sạch. Thế mà khốn nạn thay cho chị, để được vào cửa quan, chị đã mất toi hai hào cho thằng xỏ lá là cậu lẽ khi vào cửa. Đến lúc gặp quan vội vàng, lóng cóng lo quan gắt nên năm đồng hào xổ ra, loẻng xoẻng rơi tiệt cả xuống gạch. Cảnh nhặt tiền rơi của mẹ Nuôi thật thương tâm! Tiền của chị đánh rơi ngay trong nhà quan, chỉ có chị và quan, chị lại tìm để biếu quan thế mà lạ thay và như cách nói của Nguyễn Công Hoan khốn nạn thay cho mẹ Nuôi, cái đồng hào đôi cuối cùng ấy đã biến đi đâu chóng thế được.
Nhà văn đi sâu vào tâm trạng nhân vật để ta cảm thông với tình cảnh khốn khổ đáng thương của mẹ Nuôi và qua đó tố cáo hai bộ mặt của một “quan lớn”. Bề ngoài là một quan lớn im lặng dửng dưng trước sự lúng túng của mẹ Nuôi, bên trong, quan đang đợi lúc mẹ Nuôi đi khuất mới dịch chiếc giầy ra một tí… nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi. Đó là bộ mặt của tên trộm mang danh một ông quan lớn! Thương thay mẹ Nuôi, người dân khốn khổ, nạn nhân của một đám trộm từ hợp pháp đến bất hợp pháp.
Còn nhiều nữa những kiếp lầm than, những đứa trẻ con của những bà mẹ khốn cùng. Thằng Cúc, Thằng Xuân, con Tí, con Túc trong Gió lạnh đầu mùa, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ và qua những chỗ áo rách da thịt thâm đi, mỗi cơn gió đến chúng nó lại run lên, hai hàm răng đập vào nhau. Cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua, bắt ốc. Những đứa trẻ như bé Hồng đã so sánh hình ảnh của mẹ mình như một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc! Nỗi khắc khoải chờ mong mẹ của chú bé thật tha thiết. Nỗi khổ tâm của chú bé Hồng còn sâu hơn nữa, chú bé luôn bị giày vò vì mẹ đi xa, phải sống nhờ họ hàng, tủi cực, bị hắt hủi, luôn luôn khát khao một chút hơi ấm tình mẹ mà không được.
Qua những tác phẩm tiêu biểu trên, ta thấy tấm lòng và tài năng của tác giả đã phản ánh nỗi khổ đau của nhũng kiếp sống lầm than trong xã hội nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Đọc những tác phẩm đó, chúng ta thấy xúc động sâu sắc. Bao con người, bấy nhiêu số phận cứ hiện ra trước mắt và in đậm trong tâm những xót xa, ngậm ngùi. Nhìn ra xã hội hiện tại, ta vừa vui mừng vì đất nước thoát cảnh đói nghèo lầm than, vừa tiếc cho những thanh niên không biết hưởng tự do hanh phúc, để xây dựng tương lai, mà họ đang sa vào cảnh ăn chơi trụy lạc, gây bao tội lỗi trên đời.
+ Là những con người có vẻ đẹp tiềm tàng, giàu lòng tự trọng, nhân ái, nhân hậu, rất nhẫn nhịn nhưng cũng vùng lên đấu tranh khi bị bóc lột