Câu 2 ( 5,0 điểm): Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người

Câu 2 ( 5,0 điểm):
Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò []. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.
(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.

1 bình luận về “Câu 2 ( 5,0 điểm): Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người”

  1. Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa với hành trình đi tìm cái đẹp của cuộc đời, của con người. “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm xuất sắc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đpẹ con người lao động. Nhân vật ông lái đò trong tùy bút được xây dựng như một người nghệ sĩ tài hoa khi chiến đấu với dòng thác, đưa con thuyền xuôi về mạn dưới.
    Bức tranh thiên nhiên sông Đà hiện lên vô cùng hung bạo, trữ tình lại càng làm nổi bật hình tượng người lao động ở trên núi rừng Tây Bắc với hai phẩm chất, đó là chất anh hùng và chất nghệ sĩ.Đó là hình ảnh ông lái đò gan dạ, dũng cảm gần hai mươi năm chiến đấu với thác đá trong nước sông Đà. Ông gần bảy mươi tuổi nhưng rất chắc khỏe, “thân hình gọn quánh như chất sừng, chất mun”, “tiếng nói ào ào như sông nước”, “hai tay dài lêu nghêu như cái sào lái đò”, “hai chân khuỳnh khuỳnh như đang kẹp chặt cái cuống lái trong tưởng tượng”… Chỉ vài nét phác họa mà nhà văn đã chạm khắc hình tượng ông lái đò như là một anh hùng trên sông nước.
    Nhân vật ông lái đò gắn bó với sông Đà đến mức máu thịt, hiểu và yêu dòng sông đến mức thuộc lòng từng tên thác tên ghềnh hơn một nghìn tên dù dễ hay khó đều hội tụ lắng đọng thành một dòng chảy trong trái tim. “Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”. Chính vì thế mà ông lái đò đã chế ngự được sự hung bạo của dòng sông Đà. Ông chỉ là một người lao động bình thường bằng xương bằng thịt nhưng với trí tuệ, sức khỏe, sự thông minh và gan dạ, ông vẫn chiến thắng thiên nhiên trong công cuộc lao động, xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
    Ở trùng vi thạch trận đầu tiên, thác đá sông Đà đã chuẩn bị dàn trận địa sẵn, đó là trận địa với bốn cửa tử, một cửa sinh. Bị tấn công bất ngờ nhưng người lái đò vẫn bình tĩnh. Với chiến thuật phòng ngự để dưỡng sức cho những trùng vi sắp tới, “ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng”; lúc này sông Đà lại chuyển thế bám lấy thuyền và sử dụng đòn vật “túm lấy thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra”. Không để cho ông đò có cơ hội xoay xở, sông Đà lại chuyển thể đánh miếng đòn hiểm độc nhất “cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Nhưng ông đò nén đau, giọng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh táo, sắc lạnh chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử vào cửa sinh.
    Ở đoạn văn tiếp theo, nhà văn tập trung miêu tả thế trận của ông ở sự thông minh, linh hoạt và tài nghệ vượt thác dũng mãnh, phi thường. Chuyển từ thế trận phòng ngự, ông lái đò chuyển thế chủ động tấn công. Ở trùng vi thạch trận thứ hai này, sông Đà tăng cường một “tập đoàn cửa tử” và cửa sinh bố trí lệch qua bờ hữu ngạn. So với trùng vi một thì trùng vi này khó khăn hơn. Nhưng không vì thế mà ông đò nao núng. Ông đò cũng tự triết lý với mình “cưỡi lên thác sông Đà là cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”, vì thế “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”. Chính nhờ sự mưu trí và tài năng ấy ông đò vượt qua hết các cửa tử. Một trùng vi với bao cửa tử, cửa sinh mà chỉ vài ngón đòn ông lái đò đã đánh sập vòng vây của lũ đá. 
    Ở trùng vi thứ ba, sông Đà còn một cơ hội cuối để thử thách người lái đò. Trùng vi này ít cửa hơn mà bên trái bên phải đều là luồng chết cả, luồng sống thì lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ. Một loạt các động từ lại được Nguyễn Tuân huy động để miêu tả cách đánh của ông đò: phóng, chọc thủng, xuyên qua, xuyên nhanh, lái được, lượn được… sự thần tốc trong cách đánh và cách đánh nhanh thắng nhanh đã giúp người lái đò vượt trùng vi đầy phi thường. Ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Ông chính là hình tượng con người lao động là biểu tượng cho trí dũng song toàn trong hành trình đi tìm cái đẹp của nhà văn.
    Ở nguyễn Tuân, ông suốt đời khát khoa đi tìm cái đẹp. Những thứ mà Nguyễn Tuân viết đều là những thứ nghệ thuật tinh hoa, những con người phi thường, vươn đến tầm cái đẹp. Từ nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục trong Chũ người tử tù đến ông lái đồ trong nGười lái đò sông Đà, ta thấy NGuyễn Tuân đã có cái nhìn mang tính phát hiện về con người. Đó có thể là những con người mamng chí lớn, hoặc cũng có thể là những người lao động bình thường. Tuy nhiên, ở họ đều có điểm chung là sự tài hoa, am hiểu nhữn lĩnh vực đến độ của một người nghệ sĩ. Ấy là cái đẹp mà Nguyễn Tuân theo đuổi cả đời.
    Có thể nói, hình ảnh người lái đò hiện lên với sự dũng mãnh, khôn khéo và tài hoa qua những câu văn miêu tả cảnh vượt thác. Ông lái đò là một phát hiện nghệ thuật của Nguyễn Tuân về con người mang phẩm chất của người nghệ sĩ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới