Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lạ

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng, trời sinh ra sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào.
(Trích Hà Nội băm sáu phố phường – Thạch Lam,
sách Thạch Lam văn và đời, Nxb. Hà Nội, 1999, tr. 337-338)
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt gì? Thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Dựa vào đâu để xác định như vậy?

2 bình luận về “Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lạ”

  1. #wdr
    – Phương thức biểu đạt: Thuyết minh
    – Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
    – Dựa vào:
    + đây là một đoạn trích trong tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam mà tùy bút lại là loại văn nghệ thuật
    + cách dùng từ, cấu tạo câu, âm điệu trong đoạn văn rất giàu tính nghệ thuật

    Trả lời
  2. Câu 1.
    $-$ PTBĐ: thuyết minh (về đặc điểm của cốm) $+$ biểu cảm (trong đoạn văn, Thạch Lam thể hiện cảm xúc của mình bằng những từ ngữ chính xác, tinh tế)
    $-$ Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ là: nghệ thuật
    $+$ Phong cách này thường được sử dụng trong các tác phẩm thơ, ca, văn học,…
    $+$ Ngôn ngữ được dùng thường được sắp xếp, chau chuốt kĩ càng, truyền tải được giá trị nghệ thuật trong tác phẩm
    @LP

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới