ĐỀ SỐ 1 Phần I. Đọc hiểu ( 4,0 điểm) Đọc đoạn dữ liệu sau và trả lời câu hỏi Bấy giờ cả nhà An Tiêm mừng rỡ, bồng bế nhau ra

ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu ( 4,0 điểm)
Đọc đoạn dữ liệu sau và trả lời câu hỏi
Bấy giờ cả nhà An Tiêm mừng rỡ, bồng bế nhau ra bãi, chọn những quả sẫm mầu dưa đem về, còn lại thì thay phiên nhau canh quả. Và từ đấy, họ cứ trồng thêm ra mãi. Tất cả nông cụ chỉ gồm có một cái gươm cùn và mấy hòn đá mài bén, vì vậy thêm một gốc dưa là thêm không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Nhưng họ chăm sóc hết lòng, nhờ vậy giống dưa càng ngày càng sai, quả càng to, thịt dày thêm mãi, vỏ mỏng dần đi, vị càng thơm ngọt.
Cứ mỗi lần hái dưa, An Tiêm lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Dưa trôi biệt tăm tích không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, An Tiêm vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy An Tiêm đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá xinh xinh.
(Trích nguồn internet)
Câu1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Nội dung đoạn trích?
Câu 4 (1,0 điểm): Em hiểu từ ngã lòng như thế nào? Tìm thêm từ đồng nghĩa với từ ngã lòng?
Câu 5 (1,0 điểm): Em học được đức tính gì từ nhân vật An Tiêm?
Phần 2 Tạo lập văn bản( 6,0 điểm)
Câu 1 ( 1,0 điểm): Em hãy viết đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về nhân vật An Tiêm?

2 bình luận về “ĐỀ SỐ 1 Phần I. Đọc hiểu ( 4,0 điểm) Đọc đoạn dữ liệu sau và trả lời câu hỏi Bấy giờ cả nhà An Tiêm mừng rỡ, bồng bế nhau ra”

  1. I/. Đọc – hiểu.
    Câu 1: – Đoạn trích trên sử dụng được kể theo ngôi thứ ba.
    Câu 2: – Phương thức biểu đạt chính được sử dụng của đoạn trích.
    +, Tự sự.
    Câu 3: – Nội dung chính của đoạn trích.
    +, Kề về sự tích trái dưa hấu và cuộc sống của Mai An Tiêm chăm sóc và đạt được quả ngọt từ việc trồng dưa hấu.
    Câu 4: – Giải thích: “Ngã lòng” là nói đến sự chán nản, nhụt nhí, không muốn tiếp tục một việc nào đó.
    – Từ đồng nghĩa với “ngã lòng” là: Nản trí, chán nản, nản lòng, nhụt nhí,…
    Câu 5: – Em học được đức tính: cần cù, chăm chỉ, kiên trì từ nhân vật An Tiêm.

    Trả lời
  2. Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba
     
    Câu 2 :Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự
     
    Câu 3: Nội dung đoạn trích: Kể về sự tích trái dưa hấu và cuộc sống của Mai An Tiêm chăm sóc và đạt được quả ngọt từ việc trồng dưa hấu.
     
    Câu 4:
    – Giải thích: “Ngã lòng” là nói đến sự chán nản, nhụt chí không muốn tiếp tục một việc nào đó.
    – Từ đồng nghĩa với “ngã lòng”: Nản chí, chán nản, nản lòng, nhụt chí,…
     
    Câu 5 : Em học được đức tính: cần cù, chăm chỉ, kiên trì từ nhân vật An Tiêm
    Phần 2 Tạo lập văn bản( 6,0 điểm)
    Câu 1:
    Mai An Tiêm là một nhân vật em yêu thích nhất trong truyện “Sự tích dưa hấu”. Đây là một nhân vật có rất nhiều đức tính tốt. Trước hết có là sự khảng khái, cần cù, chăm chỉ trước mọi hoàn cảnh. Nhờ sự cần cù đã tạo ra cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn. Ngoài ra Mai An Tiêm còn là người vô cùng thông minh khi đã biết dùng dưa hấu để gửi về đất liền. Từ đó phát hiện ra một loại quả khác cho cả đất nước.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới