Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Cảm xúc có khả năng điều khiển hành vi của chúng ta. Đôi khi việc suy nghĩ thấu đáo để

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“Cảm xúc có khả năng điều khiển hành vi của chúng ta. Đôi khi việc suy nghĩ thấu đáo để giải thích hành vi của mình là một thử thách lớn lao. Tại sao trước mỗi sự việc chúng ta lại có một cảm giác và hành xử theo một hướng nhất định nào đó?Chúng ta cũng nhận thấy rằng những khi thanh thản, không vướng bận vào bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào thì tâm trí ta rất tập trung, mọi việc hiện ra dưới con mắt ta đều sáng rõ. Nhưng khi cảm giác không thoải mái, mọi vấn đề dù là đơn giản cũng có thể trở thành những trở ngại lớn. Một trong những cảm xúc tiêu cực đó là khi ta tức giận ai đó, hay về một chuyện gì không làm ta vừa lòng. Sự phản ứng của chúng ta thậm chí trở thành cơn phẫn nộ khi bị đối xử không tốt hoặc bị lợi dụng nhiều lần. Sự tức giận này đánh mất khả năng quan sát vấn đề và làm cho mối quan hệ giữa ta với mọi người thêm xa cách, đặc biệt là với kẻ gây tức giận cho mình. Cảm giác này có thể mất đi chỉ trong thoáng chốc, nhưng cũng có khi nó lưu giữ trong một thời gian dài. Nếu chúng ta phí phạm thời gian cho cơn tức giận, tìm cách để trả thù hay bất kỳ hình thức nào khác thì kẻ chịu thiệt hại cuối cùng cũng là chính ta. Khi đó, chúng ta đã để cho những niềm vui, những cơ hội trong cuộc sống vụt qua đời mình.
Do đó, khi gặp bất cứ chuyện gì, bất cứ ai gây cảm giác không tốt cho mình, hãy tha thứ cho họ. Tha thứ không những loại bỏ hận thù mà còn giúp chữa lành những vết thương đang tồn tại trong mối quan hệ giữa con người với nhau.
1 .theo tác giả cảm xúc tích cực và tiêu cực đem lại những hệ quạ khác như như thế nào
2. việc tác giả dẫn ra ví dụ về cảm xúc tức giận nhằm mục đích j
3. anh chị hiểu về nhận định cảm xúc có khả năng điều khiển hành vi của con người ?
4. tác giả khuyên chúng ta . khi gặp bất cứ chuyện gì …. tha thứ cho họ . anh chị có đồng tình ko ? lí giải

2 bình luận về “Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Cảm xúc có khả năng điều khiển hành vi của chúng ta. Đôi khi việc suy nghĩ thấu đáo để”

  1. 1 . Theo tác giả cảm xúc tích cực và tiêu cực đem lại những hệ quạ khác như như thế nào?
    + Theo tác giả, tích cực sẽ: 
    – cho chúng ta cảm thấy thanh thản, không vướng bận bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào, thì tâm trí ta rất tập trung.
    – mọi việc hiện ra dưới con mắt ta đều sáng rõ.
    + Theo tác giả, tiêu cực sẽ: 
    – khi cảm giác không thoải mái, mọi vấn đề dù là đơn giản cũng có thể trở thành những trở ngại lớn.
    – cảm giác tiêu cực sẽ xuất hiện khi ta tức giận một ai đó, hay về một chuyện gì không làm ta vừa.
    – phản ứng của chúng ta thậm chí trở thành cơn phẫn nộ khi bị đối xử không tốt hoặc bị lợi dụng nhiều lần, làm cho ta đánh mất khả năng quan sát về vấn đề và làm cho mọi mối quan hệ giữa ta với mọi người thêm xa cách.
    – cảm giác này có thể mất đi chỉ trong thoáng chốc, nhưng cũng có khi nó lưu giữ trong một thời gian dài.
    – nếu chúng ta phí phạm thời gian cho những cơn tức giận, tìm cách để trả thù hay bất kỳ hình thức nào khác thì kẻ chịu thiệt hại cuối cùng chính là ta.
    – chúng ta sẽ làm vụ mất những cơ hội trong cuộc sống, những niềm vui.
    => cảm xúc tích cực đem lại cho ta những niềm vui và hạnh phúc, những cảm xúc có lợi đối với con người. Nhưng đôi khi chúng ta không thể có những cảm xúc tích cực mãi, mà đôi lúc những cảm xúc tiêu cực lại có trong chúng ta, đó là sự tức giận hay hận thù, cảm xúc tiêu cực là cảm xúc có hại đối với con người và mang lại những hệ quả về sau có thể nghiêm trọng.
    2. Việc tác giả dẫn ra ví dụ về cảm xúc tức giận nhằm mục đích gì?
    + Việc tác giả dẫn ra ví dụ về cảm xúc tức giận nhằm mục đích cho người đọc và cả người nghe tin vào lời nói của tác giả, nhằm để văn bản thuyết phục người đọc hơn, cho người đọc hình dung được những hệ quả về sau của cảm xúc tức giận.
    3. Anh chị hiểu về nhận định cảm xúc có khả năng điều khiển hành vi của con người ?
    + Cảm xúc đôi khi cũng có thể điều khiển hành vi của con người, cảm xúc của con người là xuất phát từ trái tim. Vì vậy trái tim cũng có thể điều khiển được hành vi của con người, nếu có người tin vào cảm xúc hơn là lý trí của mình thì có thể con người sẽ có những hành vi sai trái với cảm xúc tiêu cực của bản thân, và có người cũng có thể hạnh phúc và ấm áp đối với cảm xúc tích cực.
    4. Tác giả khuyên chúng ta . khi gặp bất cứ chuyện gì …. tha thứ cho họ . anh chị có đồng tình ko ? lí giải
    => Em không đồng tình với ý kiến của tác giả.
    + Có những điều trong cuộc sống đáng nhận được sự tha thứ, thì chúng ta nên bỏ qua cho họ, tha thứ để cho họ một cơ hội mới. Nhưng họ đã phạm một lỗi lầm mà lặp đi lặp lại, không biết hối hận vì những việc mình đã làm sai, thì chúng ta không nên tha thứ, ta đã cho họ nhiều cơ hội, nhưng họ không chịu bắt lấy thì xứng đáng nhận được một hình phạt hơn là sự tha thứ. Không phải lúc nào bỏ qua chúng ta cũng nhận được một sự bình yên, không phải lúc nào cũng có được cảm xúc tích cực. Đôi khi trong cuộc sống, sự tha thứ không đúng lúc sẽ mang lại những tác hại xấu, mang lại một sự cắn rứt, không thoải mái với bản thân vì chúng ta đã sai lầm khi tha thứ cho họ.

    Trả lời
  2. 1. theo tác giả cảm xúc tích cực và tiêu cực đem lại những hệ quả khác nhau ở kết quả mang lại cho con người là tốt hay xấu.
    – cảm xúc tích cực: tâm trí ta rất tập trung, mọi việc hiện ra dưới con mắt ta đều sáng rõ
    – cảm xúc tiêu cực: mọi vấn đề dù là đơn giản cũng có thể trở thành những trở ngại lớn, đánh mất khả năng quan sát vấn đề và làm cho mối quan hệ giữa ta với mọi người thêm xa cách
    2. Tác giả dẫn ra ví dụ về cảm xúc tức giận nhằm minh chứng cho luận điểm cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng xấu đến con người, tăng tính thuyết phục người đọc cho lập luận vừa đưa ra
    3. cảm xúc có khả năng điều khiển hành vi của con người có nghĩa là cảm xúc sẽ chi phối đến nhận thức, tâm trạng và hành động của mỗi người. Mỗi một cảm xúc khác nhau sẽ tạo nên những hành vi khác nhau, tạo kết quả khác nhau
    4. em đồng ý với ý kiến trên vì tha thứ, vị tha không chỉ loại bỏ sự hận thù mà còn giúp chính chúng ta trở nên thanh thản, vui vẻ, nhẹ nhàng. Thù hằn không phải là điều tốt. Lòng vị tha sẽ giúp hàn gắn các mối quan hệ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới