giúp mình với ạ: Điểm chung lớn nhất của những người này (cha mẹ có tâm lí narcissistic – ái kỉ) là họ coi đứa trẻ như một

giúp mình với ạ:
Điểm chung lớn nhất của những người này (cha mẹ có tâm lí narcissistic – ái kỉ) là họ coi đứa trẻ như một sự nối dài của bản thân (extension of the self), họ sở hữu nó như cái tay hay đôi mắt, chứ không như một cá nhân có cảm xúc và nhu cầu riêng. Không những họ không nhìn vào nhu cầu và mong muốn của con hay cháu mình, họ coi nó như một phương tiện để thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của mình. Ông của Hòa phải nhìn thấy tấm bằng đại học của cháu mình, nếu không ông sẽ chết không yên, dù Hòa đã được bác sĩ chuẩn đoán trầm cảm. Ông bà của Hải Như phải thấy em đi du học nếu không họ sẽ coi đời mình thất bại. Hương, lúc mười tuổi, bị trầm cảm vì sức ép học piano khổng lồ, nhưng vẫn phải tiếp tục cho tới khi cô giáo dạy đàn bắt nghỉ. Chị của cô bị bố mẹ cho là độc ác vì vẫn độc thân. M.H phải tiếp tục giữ job thơm dù nó khiến cô phải uống thuốc trầm cảm liên miên. Dù ghét Ngoại thương, Yến vẫn phải quay lại học, kể cả khi cô đã trở thành người hoang tưởng…Trang không được phép yêu con gái vì điều đó không phù hợp với định nghĩa đứa con của mẹ cô. Trong tất cả các trường hợp này, nhu cầu của bố mẹ được đặt cao hơn nhu cầu của đứa con. Nhu cầu của trẻ nếu có được nêu lên, cảm xúc của nó nếu có được thể hiện, sẽ bị gạt đi, bỏ qua hoặc tệ hơn, bị coi là một sự phiền hà hay sự tấn công vào người chăm nó.
(Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2020, tr. 306-307)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, điểm chung lớn nhất của những cha mẹ có tâm lí narcissistic – ái kỉ là gì ?
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng ?
Ông của Hòa phải nhìn thấy tấm bằng đại học của cháu mình, nếu không ông sẽ chết không yên, dù Hòa đã được bác sĩ chuẩn đoán trầm cảm. Ông bà của Hải Như phải thấy em đi du học nếu không họ sẽ coi đời mình thất bại. Hương, lúc mười tuổi, bị trầm cảm vì sức ép học piano khổng lồ, nhưng vẫn phải tiếp tục cho tới khi cô giáo dạy đàn bắt nghỉ. Chị của cô bị bố mẹ cho là độc ác vì vẫn độc thân. M.H phải tiếp tục giữ job thơm dù nó khiến cô phải uống thuốc trầm cảm liên miên. Dù ghét Ngoại thương, Yến vẫn phải quay lại học, kể cả khi cô đã trở thành người hoang tưởng…Trang không được phép yêu con gái vì điều đó không phù hợp với định nghĩa đứa con của mẹ cô.
Câu 4. Anh/ chị hãy rút ra thông điệp ý nghiã từ đoạn trích ?

1 bình luận về “giúp mình với ạ: Điểm chung lớn nhất của những người này (cha mẹ có tâm lí narcissistic – ái kỉ) là họ coi đứa trẻ như một”

  1. Câu 1: Trả lời: 
    _Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là Nghị luận.
    Câu 2: Trả lời: 
    _Theo đoạn trích, điểm chung lớn nhất của những cha mẹ có tâm lí Narcissistic – ái kỉ là họ coi đứa trẻ như một sự nối dài của bản thân, sở hữu nó như cái tay hay đôi mắt, chứ không như một cá nhân có cảm xúc và nhu cầu riêng.
    Câu 3: Trả lời:
    _Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau là Liệt kê: “Ông của Hòa … của mẹ cô. (Cả phần này đều là liệt kê nha.)”
    _Biện pháp tu từ trên có tác dụng làm cho cách diễn đạt hay và hấp dẫn hơn, nội dung được diễn đạt phong phú, đa dạng hơn, đồng thời liệt kê để nhấn mạnh những áp lực mà cha mẹ, ông bà, người thân (phụ huynh) kì vọng và đặt lên vai con em mình chỉ vì nhu cầu của bản thân. Qua đó ta có thể thấy được tác giả đang muốn phản ánh lên sự tiêu cực  và hậu quả của việc quá kì vọng, đặt quá nhiều gánh nặng lên vai mà không quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc đối phương của phụ huynh với thế hệ trẻ hiện nay.
    Câu 4: Trả lời: 
    _Từ đoạn trích trên, em rút ra được thông điệp rất ý nghĩa. Đó là chứng Narcissistic – ái kỉ là một “căn bệnh” về tâm lí rất nguy hiểm và có nguy cơ bùng phát rất mạnh mẽ, nhất là đối với xã hội hiện nay và trong tương lai. Chúng ta phải có biện pháp tuyên truyền và ngăn chặn việc này (Câu 4 mình tham khảo ở trên doctailieu, bạn thử xem xét nhé).

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới