Giúp mk vs trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài nhiều lần miêu tả tâm trạng của Mị khi

Giúp mk vs trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài nhiều lần miêu tả tâm trạng của Mị khi lắng nghe tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân:”Ngoài đầunúi…thiết tha bổi hổi” và”Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo…Mị cũng sắp đi chơi”. Phân tích tâm trạng Mị trong 2 lần miêu tả trên.Từ đó làm nổi bật sự thay đổi về diễn biến tâm lý nhân vật này

1 bình luận về “Giúp mk vs trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài nhiều lần miêu tả tâm trạng của Mị khi”

  1. I.Mở bài
    • Giới thiệu về tác giả Tô Hoài:
    + Cây bút hiện thực trước Cách mạng tháng 8.
    + Có vốn hiểu biết về văn hóa của nhiều vùng khác nhau.
    + Tây Bắc là một điển hình sâu sắc nhất.
    • Giới thiệu về tác phẩm:
    + “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm nổi tiếng được trích trong tập truyện ngắn “Truyện Tây Bắc”.
    + Tập truyện đã đạt giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
    • Khái quát nội dung đoạn trích:
    + Miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.
    + Sống mãnh liệt, tiềm tàng và mạnh mẽ.
     II.Thân bài
    *Sơ lược về Mị trước và trong khi làm dâu nhà Thống lí Pá Tra.
    – Trước khi về làm dâu
    + Một cô gái người Mèo, trẻ trung, xinh đẹp, được xem là bông hoa của núi rừng Tây Bắc.
    + Có tài thổi sáo rất giỏi, thổi kèn lá cũng hay như thổi sáo.
    + Có rất nhiều người mê.
    + Có khát vọng sống mãnh liệt, yêu tự do, yêu lao động.
    Nhưng vì món nợ truyền kiếp của gia đình cô đã trở thành một cô con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra
    – Khi về làm dâu
    + Bị vắt kiệt sức lao động
    + Bị thần quyền áp chế.
    + Nạn nhân của người chồng vũ phu
    -> Chịu nỗi đau khổ cả về tinh thần và thể xác. Mất đi tự do, tuổi trẻ và hạnh phúc. Mị biến thành người đàn bà vô cảm, chai sạn, không cảm xúc.
     
    *Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
    – Sự tác động của ngoại cảnh:
    + Không gian: mùa xuân đang về
    + Màu sắc: cỏ gianh vàng ửng, váy hoa xòa như con bươms ặc sỡ.
    + Âm thanh: tiếng trẻ đợi tết chơi quay cười âdm trên sân trước nhà.
    => Mùa xuân rộn rã âm thanh, màu sắc, gợi những rạo rực, náo nức của Hồng Ngài và cũng là thổn thức, nôn nao trong lòng Mị.
    – Sự tác động của tiếng sáo:
    + Miêu tả: Văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng
    + Tâm trạng: Thiết tha bổi hổi
    + Thức tỉnh: Mị ngồi nhẩm thầm.
    => Tiếng sáo là biểu tượng của tự do, của khát vọng tình yêu, là men say tình yêu đang thôi thúc, vẫy gọi Mị.
    – Sự tác động của men rượu
    + Hành động: lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát
    + Tâm trạng: say tỉnh, nhớ quên
    – Tâm trạng hạnh phúc, vui sướng khi được tìm lại chính mình:
    + Nhìn ra ô của lỗ vuông: căn buồng là chốn địa ngục còn ngoài ô cửa kia là thiên đường: tự do đang vẫy gọi, đêm tình đang tới, là tình yêu, là tuổi trẻ, là hạnh phúc.
    -> Mị đang đau đáu khát vọng tự do.
    + Tâm trạng: Vui sướng, hạnh phú: “…Mọi thấy phơi phới trở lại, trong lòng đợt nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”.
    + Khát vọng tự do, khát vọng vượt ngục: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
    -> Tâm trạng phơi phới, khát vọng, nhưng bị rơi vào bi kịch khi Mị nhớ về A Sử, Mị đang rơi vào cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
    + Khát vọng bùng cháy lại bị dập tắt bởi sự ám ảnh: “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau…Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay…”
    Trước đây Mị không đành lòng chết vì thương cha, khi cha mị chết rồi sự ràng buộc không còn nhưng Mị không còn nhớ đến cái chết.
    Thực tế đau khổ mà cô đã quen, đã chấp nhận, thờ ơ không tưởng đến cái chết nữa. Mị cảm thấy phi lý, không thể chấp nhận, khao khát được chết là đỉnh cao sự thức tỉnh.
    Hôn nhân không hạnh phúc, Mị muốn tìm đến nắm lá ngón -> Phản kháng lại hiện thực đầy đau khổ, bất công.
    => Sự thật phũ phàng càng làm tăng thêm bi kịch hiện tại, và khi ý thức được thực tại đau buồn, ý thức phản kháng trong Mị lại quay về, muốn chết là biểu hiện tiêu cực nhưng lại vô cùng hợp lý, bởi khi nhận thức được thực tại, Mị không cam chịu số phận ấy nữa. Đó là lòng tự trọng, là nhân phẩm cao đẹp của Mị.
    + Tiếng sáo lại đến kéo Mị ra khỏi sự tuyệt vọng và đưa mị thăng hóa trở lại với khát vọng tự do: “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”
    – Khát vọng tự do không chỉ có trong suy nghĩ mà còn trong hành động.
    + hàng loạt động từ được Tô Hoài huy động để tả hành động: đến, xắn, bỏ đi, đi chơi, cuốn, với, lấy, rút..đã diễn tả được sự quyết liệt cũng nhữ lòng yêu tự do đang hối thúc bên trong Mị.
    -> Hành động quyết liệt, mạnh mẽ => Sức sống tinh thần mãnh liệt-Mị muốn được đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt của A Sử. Đó là sự chiến thắng của tinh thần trước bóng ma cường quyền, thần quyền.
    *Đặc sắc nghệ thuật
    – Xây dựng diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo
    – Cách trần thuật linh hoạt, uyển chuyển.
    – Ngôn ngữ chọn lọc, sinh động, biệt tài trong miêu tả thiên nhiên, phong tục ngưởi miền núi
    III. Kết bài.
    +Khái quát diễn biến tâm trạng Mị và ý nghĩa.
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới