Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị đã quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả ngày.
​Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.”
(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.6)
Cảm nhận của anh chị về đoạn văn trên, từ đó bình luận về số phận người lao động miền núi Tây Bắc trước cách mạng. Lập dàn ý chi tiết

1 bình luận về “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong”

  1. Cảm nhận về đoạn trích trên:
    Ta thấy được số phận của nhân vật mị:
    + Mị là hiện thân của nỗi khốn khổ tủi cực nhất của người dân lao động, là nạn nhân của vay nặng lãi dưới ách thống trị của bọn thực dân chúa đất phong kiến tây bắc.
    +Từ khi bị bắt về làm dâu gạt nợ ” vì món nợ truyền kiếp”, mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Trả, mị bị đối xử tàn tệ mất niềm tin vào cuộc sống, tê liệt tinh thần. Dần dần mị không còn ý thức về thời gian, không còn ý thức về cuộc đời làm dâu gạt nợ.
    + Về thời gian: mị sống trong một không gian hẹp quen thuộc tăm tối, bế tắc luẩn quẩn.
    +Hành động,dáng vẻ của mị: cúi mặt buồn rười rượi, đêm nào mị cũng Khóc.
    -> mị bị đày đọa về mặt thể xác mị như một công cụ biết nói: làm quần quật không ngơi tay, bị đánh đập ngược đãi đối xử với mị không khác gì xúc vật. Tinh thần mị tàn lụi gần như mị cam tâm an phận sống trong vô cảm vô thức.
    Bình luận: số phận người dân lao động vùng cao Tây Bắc bị giam hãm, áp bức bóc lột, đày đọa một cách tàn nhẫn. Số phận của họ như ngàn cân treo sợi tóc. Sự độc ác của bọn cường quyền thần quyền đã đạt đến giới hạn, tác giả muốn tố cáo tội ác của chúng đã làm cho con người lao động miền núi bị đè bẹp, tinh thần bị tha hóa.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới