Anh/chị hãy dựa vào nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt- Kim Lân),để bình luận ý kiến sau: Trong tác phẩm văn học, có nhiều tr

Anh/chị hãy dựa vào nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt- Kim Lân),để bình luận ý kiến sau: Trong tác phẩm văn học, có nhiều trường hợp, nhân vật phụ lại hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm.

Lập dàn ý dùm e ạ

1 bình luận về “Anh/chị hãy dựa vào nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt- Kim Lân),để bình luận ý kiến sau: Trong tác phẩm văn học, có nhiều tr”

  1. MB: – Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt
    – Đưa ra ý kiến: “Trong tác phẩm văn học, có nhiều trường hợp, nhân vật phụ lại hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm”. Nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn là một nhân vật như vậy
    TB:
    – Giới thiệu nhân vật thị:
    + Lai lịch: Không có quê hương gia đình, tên tuổi cũng không có và qua tên gọi thị, “vợ nhặt” thấy được sự rẻ rúng của con người trong cảnh đói.
    + Lần gặp đầu tiên: cong cớn, lon ton, cười tình tứ với Tràng
    + Lần gặp thứ 2: quần áo tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt; sưng sỉa mắng Tràng, từ chối ăn trầu để được ăn một thứ có giá trị hơn, khi được mời ăn tức thì ngồi sà xuống, mắt sáng lên, “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”. Khi nghe tràng nói đùa “đằng ấy có về với tớ cùng về”, Thị đã theo về thật bởi trong cái đói khổ, đó là cơ hội để Thị bấu víu lấy sự sống.
    => cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người -> sự tàn khốc của nạn đói năm 1945
    – Có khát vọng sống mãnh liệt:
    + Quyết định theo Tràng về làm vợ dù không biết về Tràng, chấp nhận theo không về không cần sính lễ vì Thị sẽ không phải sống cảnh lang thang đầu đường xó chợ.
    -> khao khát sống của con người
    + Khi đến nhà thấy hoàn cảnh nghèo khổ, trái ngược lời tuyên bố “rích bố cu”, Thị “nén một tiếng thở dài”, dù ngao ngán nhưng vẫn chịu đựng để có cơ hội sống.
    -> thích nghi, chấp nhận hoàn cảnh khó khăn, khổ cực
    – Thị là người ý tứ và nết na:
    + Trên đường về, Thị cũng rón rén e thẹn đi sau Tràng, đầu hơi cúi xuống, Thị ngại ngùng cho thân phận vợ nhặt của mình.
    + Khi vừa về đến nhà, thị ta cũng chỉ dám ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, thể hiện sự ý tứ khi chưa xác lập được vị trí trong gia đình.
    + Khi gặp mẹ chồng, ngoài câu chào Thị chỉ cúi đầu, “hai tay vân vê tà áo đã rách bợt”, thể hiện sự lúng túng ngượng nghịu.
    + Sáng hôm sau, Thị dậy sớm quét tước nhà cửa, không còn cái vẻ “chao chát, chỏng lỏn” mà hiền hậu, đúng mực.
    + Lúc ăn cháo cám, mới nhìn “mắt Thị tối lại”, nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng thể hiện sự nể nang, ý tứ trước người mẹ chồng, không buồn làm bà buồn.
    => cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.
    => mang những nét phẩm chất của người dân lao động dù đói khổ đến cùng cực vẫn không đánh mất đi sự ý nhị, lương thiện, biết điều
    – Thị là con người thể hiện tư tưởng của tác giả: niềm tin vào tương lại, vào cách mạng khi nhắc đến chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hy vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.
    KB:
    – khẳng định lại dù chỉ là nv phụ nhưng thị đã làm nổi bật lên những phẩm chất của con người không thể mất đi dù khó khăn đến đâu, đồng thời bộc lộ quan điểm của nhà văn

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới