CẢM NHẬN HÌNH TƯỢNG CON SỐNG ĐÀ TRONG ĐOẠN TRÍCH: Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những

CẢM NHẬN HÌNH TƯỢNG CON SỐNG ĐÀ TRONG ĐOẠN TRÍCH:

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quăng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hang cây số nước xô đá, đá xô song, sóng xô gió. Cuốn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La.Trên song bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy; cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn.

Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

2 bình luận về “CẢM NHẬN HÌNH TƯỢNG CON SỐNG ĐÀ TRONG ĐOẠN TRÍCH: Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những”

  1.                                       Bài làm
    Sông Đà hay còn có tên gọi khác là sông Bờ hay Đà Giang là lòng sông phụ lưu lớn nhất của sông Hồng.Sông Đà chính là một con sông đầu nguồn thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và nó thường chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.Điểm tiếp xúc đầu tiên của con sông này với lãnh thổ Việt Nam đó chính là tỉnh Lai Châu.Sông Đà còn được mệnh danh là Nậm Tè,đó là cái tên gọi quen thuộc mà người dân tộc Thái hay gọi đến tên đó.Nơi đây phong cảnh hết sức thú vị và hũng vĩ.Các nhà thơ thường lấy nới đây để làm ý tưởng để sáng tác các tác phẩm nổi tiếng của mình và trong đó tác phẩm được nhiều người để ý tới nhất đó chính là”Người lái đò sông Đà”của Nguyễn Tân.Qua tác phẩm này, mọi người có thể thấy rõ dòng sông Tây Bắc ở hai phương diện đối lập nhau. Đó là một dòng sông dữ dội, hiểm trở, từng gây nhiều tai họa cho con người, nhưng đồng thời cũng mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.Sau đây tôi xin thuyết minh kĩ hơn về hình tượng con sông Đà.
    Con sông Đà chính là một con sông tươi đẹp và hùng vĩ.Bởi nơi đây xung quanh đều là cây cỏ và muôn thú sinh sôi nảy nở.Không khí nơi đây rất trong lành và thoáng mát,nếu bạn có dịp đến với miền đất Lai Châu thì bạn không thể nào bỏ qua địa điểm quan trọng này.Sông Đà chảy từ Lai Châu qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Nó được biết đến là một trong những dòng sông năng lượng lớn nhất Việt Nam với hàng loạt hệ thống thủy điện lớn như Lai Châu, Sơn La hay Hòa Bình. 
    Sông Đà chính là một nơi lí tưởng để chúng ta có thể hòa mình vào với thiên nhiên và cảm nhận được từng vẻ đẹp,với món quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.Nói về sự hùng vĩ của con sống nay thì chúng ta không thể nào bỏ qua được chi tiết lịch sự cổ kính của con sống này bởi sự hùng vĩ của con sông này không phải chí có thác đã không đâu mà nó còn là những cảnh đá bờ sông,dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.Khi du khách tới nơi đây sẽ được trải nghiệm ngồi trên đò của người lái đò để có thể tham quan từng phong cảnh sắc xảo và tuyệt với bằng cách chân thật nhất. Vào mùa xuân nước sông Đà xanh màu ngọc bích, mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ. Đối với mỗi người, sông Đà lại gợi một cách nghĩ sâu sắc về nó khi nhìn ngẫm nghĩ lại phong cảnh nơi đây.Sông Đà hùng vĩ, nên thơ, là dòng văn hóa lịch sử, là nét duyên của núi rừng Tây Bắc, bởi vậy cái tên sông Đà  đã trở nên nổi tiếng và được nhiều du khách trên cả nước biết đến.Cứ mỗi năm số lượng du khách lại tăng lên và từ đó nơi đây trở thành một khu du lịch nổi tiếng trong cả nước.
    Quả thật con sông đà chính là một địa điểm mà ta không thể nào bỏ qua khi đến Lai Châu được.Bằng bút pháp tinh tế tác giả đã sử dụng những hình ảnh đặc sắc để gợi lên một hình ảnh thiên nhiên vô cùng tráng lệ và đây sự hùng vị của con Sông Đà.Cảm ơn tác giả vì đã cho tôi biết được con sông Đà ở nước ta nó lộng lẫy và tươi đạp biết bao nhiêu và mỗi con người chúng ta phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ con sông đầu nguồn ấy vì một thế giới tự nhiên xanh sạc đẹp.Con sông Đà cũng chính là món quà to lớn mà mẹ thiên đã ban tặng chi chúng ta và từ đó chúng ta phải phát triển điều đó.Là một học sinh còn đang nôi trên ghế nhà trường tôi hứa sẽ học tập thật tốt để sau này quảng bá về nền văn hóa phát triển du lịch nới đây.
    $#Nonamehihi$

    Trả lời
  2. Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông từng được mệnh danh là đại thụ trong rừng đầu nguồn văn học nước nhà thế kỉ XX. Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, sau cách mạng, nhà văn còn gây tiếng vang lớn với tập tùy bút “Sông Đà”. Nhắc đến tập tùy bút, không thể không nhắc đến tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” – một sự khám phá mang đầy nét phóng túng, tài hoa của Nguyễn Tuân về dòng sông Đà và con người lao động ở vùng cao Tây Bắc. Người đọc sẽ luôn nhớ một sông Đà thật sống động với đầy đủ diện mạo, tính cách như một cơ thể sống: vừa hung bạo đến hãi hùng lại vừa lãng mạn trữ tình đến say đắm. Đoạn thơ sau đã khắc họa thật ấn tượng nét cá tính hung bạo của dòng sông, đem đến những xúc cảm mạnh mẽ trong lòng người đọc: “..Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá…đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.”
    Trong chuyến đi thực tế lên vùng cao Tây Bắc năm 1958, với ý thức đi tìm kiếm chất vàng mười đã qua thử lửa của thiên nhiên và con người  nơi đây, Nguyễn Tuân đã có dịp được khám phá những vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dòng sông Đà, một con sông độc đáo và đầy cá tính. Sự gặp gỡ thú vị giữa một người nghệ sĩ  khao khát đi tìm kiếm cái đẹp tuyệt đỉnh với thực thể sông Đà – một viên kim cương xù xì của hoang sơ, nguyên thủy đã kết tinh thành thiên tùy bút “ Người lái đò sông Đà”. Sông Đà đã đáp ứng mọi tiêu chí khắt khe trong quan niệm về cái đẹp hoàn hảo của Nguyễn Tuân, để rồi, như rồng gặp hội gió mưa, ngòi bút tài hoa, điêu luyện của nhà văn cứ thế điều khiển đội quân chữ nghĩa nhào lộn, biến ảo thần tình. Không để độc giả tò mò chờ đợi, ngay từ đầu thiên tùy bút, Nguyễn Tuân đã khuấy động những xúc cảm mạnh mẽ ở người đọc bởi liên tiếp những câu văn khắc họa sự hùng vĩ của dòng sông.
    “..Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá.” Bằng một câu văn ngắn gọn chắc khỏe, Nguyễn Tuân đã báo trước cho độc giả chuẩn bị thưởng ngoạn một cảnh sắc dòng sông ở một góc nhìn khác, một yếu tố khác không kém phần sống động như thác đá vừa giới thiệu ở trên. Đó là  “những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu.” Mở ra trước mắt người đọc là một công trình kiến tạo của tự nhiên, sự sắp đặt của đá hai bên bờ sông. Không phải như sông Hồng, sông Đáy, chảy qua miền quê yên ả với đôi bờ là phù sa màu mỡ mà Sông Đà ở khúc thượng nguồn Tây Bắc mang đặc trưng của địa hình hiểm trở, khắp nơi đều trở thành địa hạt của đá. Đọc những câu văn miêu tả cụ thể sự hiện hữu của đá hai bên bờ sông mà người đọc ngỡ như Sông Đà nứt ra từ lòng núi, nó khiến con người có cảm giác choáng ngợp khi hình dung sự lấn át, chiếm lĩnh của đá, như vây kín, như “chẹt” lấy lòng sông làm cho nó hẹp đến mức  “Đứng bên bờ này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia.” Lũ đá hai bên bờ sông khiến dòng nước bị ức chế, bị bóp nghẹt đến cuồng nộ.  Có lẽ chính vì thế mà Đà giang càng trở nên bí hiểm và thực sự mang tính cách của một thứ kẻ thù số một của con người. 
    Ngòi bút của Nguyễn Tuân không chỉ miêu tả sống động cảnh vật khiến độc giả như đang nhìn thấy tận mắt mà nhất thiết phải khiến độc giả rùng mình, rợn tóc gáy về những cảnh tượng đó mới thỏa lòng. Đó là cái cảm giác ớn lạnh đến xương sống của một người dám mạo hiểm ngồi trong khoang đò qua quãng sông đá thắt cổ chai mà hai bên bờ là đá dựng vách thành ấy. “Đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.”Hình ảnh so sánh sống động trong vai trò một nghệ sĩ nhiếp ảnh, tác giả vừa khắc sâu sự kì bí, hùng vĩ của sông Đà vừa cho thấy khả năng tái hiện hình ảnh bằng ngôn từ bậc thầy của Nguyễn Tuân.
    Người “ phu chữ”  tài ba ấy đã lôi cuốn người đọc vào một cuộc vượt thác ngôn từ trên dòng sông văn chương lấp lánh. Từng câu văn của Nguyễn Tuân dài như con sông Đà quãng ghềnh Hát Loóng. Sóng chữ xô đẩy nhau hối hả, như muốn chồm lên mặt giấy, như muốn làm mỏi ý chí người đọc. Ngồi trên khoang đò của người cầm lái cừ khôi, độc giả nín thở, tay bấu chặt lấy thuyền khi vượt qua ghềnh thác. Tại đoạn ghềnh Hát Loóng ấy, “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy”. Sự bạo liệt của hình ảnh sông Đà được cộng hưởng bởi nước, đá, sóng, gió, thêm vào đó là sự thanh viện của những luồng gió ‘gùn ghè suốt năm” đã trở thành nỗi ngán ngẩm của bất kể tay lái dày dặn kinh nghiệm nào. ‘Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng con thuyền ra.” Sông Đà lúc này không chỉ còn là một con sông thiên nhiên mà nó thực sự đã trở thành một con thủy quái sống dậy trong nỗi oán hận vô cơ với loài người.  

    Nhà nghiên cứu phê bình Tạ Tỵ đã nhận xét “Nguyễn Tuân viết mà giống như nhà điêu khắc cần cù chạm trổ vào mặt đá quý những hình nét trác tuyệt.” Quả đúng như vậy, đọc từng dòng miêu tả sông Đà hung bạo ở quãng Tà Mường Vát dưới Sơn La, độc giả đều dễ dàng hình dung bởi thứ ngôn từ giàu tính tạo hình ấy. Không miêu tả sự ác liệt của đá, sóng, gió như quãng ghềnh Hát Loóng, nhà văn tập trung khắc họa sự nguy hiểm của những cái hút nước ”xoáy tít đáy”. Nó xuất hiện đột ngột, ngoài tầm kiểm soát của con người. Tác giả dùng hình ảnh so sánh tương đồng về hình dáng“những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.” Và sự so sánh tương đồng về âm thanh “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.” Qua miêu tả, người đọc không chỉ  thấy cái kì vĩ, bí hiểm của những hút nước mà còn như nghe được âm thanh và cảm giác bị cuốn vào cái lỗ hổng đáng sợ ấy như những cánh quạ yếu ớt sắp sửa bị nó nuốt chửng cả đàn vậy.  

    Sông Đà không hiện lên trong trạng thái tĩnh tại của một bức điêu khắc mà  Nguyễn Tuân muốn nó hiện lên trong những cảm giác phong phú của người đọc. Độc giả được cùng xuống thuyền trải nghiệm giây phút vượt qua những hút nước ấy, được mở rộng các giác quan để tận mắt nhìn thấy cái kích thước khổng lồ khi ở men cái hút nước, để lắng nghe  tiếng ‘nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”,và sống trong sự sợ hãi khi đứng giữa bờ vực của sinh tử “Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.”  Để rồi, khi “chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu” ấy, ta mới thấy hết được tận cùng ý nghĩa của cuộc sống, mới đi đến tận cùng cảm giác chiến thắng của một người chế ngự được nỗi sợ hãi của bản thân, chế ngự được con thủy quái Sông Đà.

    Độc giả yêu thơ từng biết đến sự hùng vĩ và hung bạo của dòng Sông Đà qua tiếng thác nước gầm réo trong câu thơ của Quang Dũng “Chiều chiều oai linh thác gầm thét”. Nhưng phải đến những trang văn tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân ta mới thấy hết cái diện mạo và tâm địa ghê gớm của Đà giang. Nó độc nhất vô nhị trong cái nhìn độc đáo cuả nhà văn. Nó không chỉ sinh động có hồn như những dòng sông trong bao tác phẩm thơ ca khác mà là dòng sông biết tương tác, biết giao tiếp với con người bằng cá tính riêng của nó. Bởi thế mà Nguyễn Tuân cũng được coi là nhà văn của những cảm xúc tuyệt đối. Sông Đà ở khúc thượng nguồn ấy đạt tới cái hùng vĩ cái hung bạo đến tột cùng, vậy mà nó có thể uốn mình theo những cánh đồng miền trung du để rồi trở nên trữ tình thơ mộng đến đắm say tột đỉnh. Điều đó chỉ có thể là cái nhìn độc đáo đầy tài hoa của một con người suốt đời đi tìm cái đẹp và ngợi ca cái đẹp như Nguyễn Tuân.  

    “Ngôn ngữ Nguyễn Tuân đó là thứ ngôn ngữ có hình, có khối, có nhạc, và đương nhiên là có hồn – cái hồn được truyền lại từ cha ông và cái hồn của người viết phả vào, bởi tài năng vận dụng, khai thác hết công suất của nó” (Tạ Tỵ). Quả đúng như vậy, Chỉ một đoạn tùy bút nhỏ cũng đủ thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của nhà văn. Hơn nữa, qua đoạn trích, độc giả không chỉ thấy được một góc nhìn về sông Đà hùng vĩ, hung bạo, mà còn thấy ở Nguyễn Tuân cái chất kiêu bạc, phóng túng trong nhãn quan,nhưng lại hết sức nghiêm túc trong nghề viết. Đọc đoạn trích nói riêng, cả thiên tùy bút nói chung, ta thêm hiểu biết và yêu quý hơn những cảnh sắc quê hương và trân trọng hơn những người lao động nghệ thuật nghiêm túc và cống hiến hết mình để có những trang viết hay để lại cho hậu thế như Nguyễn Tuân – một người “phu chữ” lão luyện trong nền văn chương hiện đại Việt Nam .

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới