ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bận quay lại trạm xá, Nga còn đi nhanh hơn, đầu nó có một mớ tro lá dừa đậu hồi thổi lửa. Anh chàng nọ rớt lại dọc đường. Bước vô cửa thấy ba bốn người nằm ngủ nghiêng ngủ ngửa, Nga nói ngay, “Ủa, anh kia chưa về hả, cha, ảnh ở đâu ta ? Em hổng có đi chung” (cho anh đừng suy diễn lung tung, rồi hiểu lầm lòng dạ em). Ngó bộ Văn không để ý, Nga nhẹ lòng, thở ra cái phù, hỏi, anh đang làm gì đó, Văn cười, coi nắng cù lao. Trời, nắng có gì mà coi, anh ?
Hôm ấy Văn không trả lời, hôm sau không kịp trả lời vì Văn đưa bạn ra về rồi không trở lại. Lặng lẽ, như trốn chạy. Trưởng ấp Tư Mốt đứng ở trạm xá, thấy sau trước trống không, trong lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn. Văn không từ giã ông một lời, để nói cháu về vì má cháu đang đau, hoặc cháu ra ngoài trung tâm y tế huyện một tí, rồi lên xe đi luôn cũng được, dù nhìn vào đôi mắt đang cụp xuống kia, biết người ta nói dối, dù trong tâm ông đã vẫy tay để chào xa mãi.
Trong một thoáng, ông thấy mình chùng chình, vớ được khúc cây bình bát, ông chống vào đất. Bên ngoài cái đất Mút Cà Tha dường như đã có sự thay đổi lớn. Thí dụ như con cá, lá rau, hạt gạo mến thương của người cù lao không ràng buộc được một con người (như đã từng rịt chân ông lại), thì cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ dưới bến không có ý nghĩa gì sao ? Tuyệt không đáng gì à?
(Trích Thương quá rau răm, Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2010, tr.26)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra 03 từ ngữ Nam Bộ xuất hiện trong đoạn trích.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: Thí dụ như con cá, lá rau, hạt gạo mến thương của người cù lao không ràng buộc được một con người (như đã từng rịt chân ông lại), thì cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ dưới bến không có ý nghĩa gì sao ?
Câu 4. Qua ngôn ngữ và nội dung đoạn kết, hãy cho biết tác giả muốn bộc lộ điều gì?
< Giải hộ mình với ạ >
Câu 2. 03 từ ngữ Nam Bộ xuất hiện trong đoạn trích: Ngó bộ, ảnh, hổng
Câu 3.Biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: Thí dụ như con cá, lá rau, hạt gạo mến thương của người cù lao không ràng buộc được một con người (như đã từng rịt chân ông lại), thì cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ dưới bến không có ý nghĩa gì sao ?
-> Tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Câu 4. Qua ngôn ngữ và nội dung đoạn kết, tác giả muốn bộc lộ điều tình yêu, sự gắn bó với làng quê.