Đọc văn bản: Phủ Lý tháng hai Thị xã dựng những khung nhà mới Trên dãy tường đổ nát mùa đông<

Đọc văn bản:

Phủ Lý tháng hai

Thị xã dựng những khung nhà mới

Trên dãy tường đổ nát mùa đông

A B C tiếng trẻ học vỡ lòng

Cỏ trên những nấm mồ xanh nõn

Lá ướt cây bàng lao xao chim hót

Những mảnh bom của hai cuộc chiến tranh

Han gỉ trong bùn

Nhà xây chưa xong vôi vữa ngổn ngang

Mẹ đã ngồi nhóm lửa

Mấy năm rồi anh không về thị xã

Chẳng còn đi trên dãy phố quen

Dải đồi xa anh nằm lại một mình

Chắc cỏ mọc như nơi này xanh nõn

Tháng hai mưa có nở nhiều hoa tím

Mảnh bom thù trong ngực buốt không anh?

Phủ Lý chiều nay thoáng mưa xuân

Bè bạn gặp nhau nhớ anh biết mấy

Thuyền chở đá ngược dòng sông Đáy

Nắng tắt dần trên những vạt buồm căng

Như câu thơ anh viết nửa chừng

Mai bưởi chín anh không về hái nữa

Năm lửa cháy các anh đi dập lửa

Tin tương lai như chùm quả ngọt ngào

Dẫu không về chẳng khuất xa đâu

Nấm mộ xuân sang phập phồng cỏ mát

Trái tim anh vẫn đập dồn dưới đất

Gửi lại mến thương hy vọng chờ mong

Chúng tôi nào có thể sống dửng dưng

Gió mạnh thổi ngoài ga giục giã

Ánh sáng toả ra từ nụ cười em nhỏ

Và chân trời như mắt anh trong

(Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn, 2010)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để thể hiện sự đổi thay của cuộc sống.

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Năm lửa cháy các anh đi dập lửa

Tin tương lai như chùm quả ngọt ngào

Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về hình tượng nhân vật anh được đề cập đến trong văn bản.

( mng giúp e chữa đề này vớii )

2 bình luận về “Đọc văn bản: Phủ Lý tháng hai Thị xã dựng những khung nhà mới Trên dãy tường đổ nát mùa đông<”

  1. Câu 1: Thể thơ tự do
    Câu 2: Tác giả sử dụng những hình ảnh về những khung nhà mới, cỏ trên những nấm mồ xanh nõn lá ướt, cây bàng lao xao… để thể hiện sự đổi thay của cuộc sống.
    Câu 3:
    – Biện pháp tu từ được sử dụng:
    +) So sánh “Tin tương lai như chùm quả ngọt”
    +) ẩn dụ “năm lửa cháy” chỉ những năm tháng chiến tranh ác liệt.
    – Tác dụng:
    +) Làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ
    +) Thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của những người chiến sĩ đã ra đi chiến đấu dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
    +)Thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả với tinh thần lạc quan, lí tưởng sống cao đẹp của những người chiến sĩ đã chiến đấu và hi sinh bì đất nước.
    Câu 4: 
    – Hình tượng nhân vật “anh” được thể hiện trong bài thơ: người chiến sĩ đã dũng cảm từ giã quê hương Phủ Lí, xa mẹ già ra đi chiến đấu với niềm tin vào tương lai tươi đẹp và đã anh dũng hi sinh, nằm lại nơi núi đồi xa xôi.
    – Hình tượng nhân vật “anh” đại diện cho cả một thế hệ đã sống và chiến đấu vì đất nước. Qua hình tượng, mỗi chúng ta càng thấm thía hơn giá trị của hòa bình, ý thức hơn trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước.

    Trả lời
  2. Câu 1: thể thơ: tự do
    Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng những hình ảnh  để thể hiện sự đổi thay của cuộc sống: khung nhà mới, tiếng trẻ học vỡ lòng, nấm mồ xanh nõn, cây bàng, chim hót.
    Câu 3: Biện pháp tu từ: So sánh “Tin tương lai như chùm quả ngọt ngào”
    -> câu thơ gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn. 
    Nhấn mạnh sự tin tưởng vào tương lai sẽ thành công, chiến thắng vang dội.
    Câu 4: Hình tượng nhân vật anh: anh dũng, kiên cường, hiên ngang, bất khuất

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới