Tương lai của người đàn bà làng chày

Tương lai của người đàn bà làng chày

2 bình luận về “Tương lai của người đàn bà làng chày”

  1. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được in trong tập truyện cùng tên là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975. Truyện kể về sự chứng kiến của Phùng ở một bãi biển nơi anh đến chụp ảnh nghệ thuật. Một buổi sáng khi anh vừa chụp xong một cảnh đắt trời cho về chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm thì cùng với đó anh phát hiện ra một sự thật phũ phàng. Đó là cảnh người đàn ông đánh vợ, còn người đàn bà thì cam chịu nhẫn nhục. Khi được mời đến tòa án, người đàn bà kia lại yêu cầu quý tòa không được bắt chị bỏ chồng. Phùng và Đẩu rất ngạc nhiên về thái độ của người đàn bà. Qua câu chuyện của người đàn bà tại tòa án huyện, họ bắt đầu hiểu ra và vỡ lẽ ra biết bao nhiêu đi
    ều.
    Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy. Nguyễn Minh Châu đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc gọi mụ, khi lại gọi chị ta…Không phải nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: Chị là người đàn bà vô danh.
    Lần đầu chị xuất hiện với ngoại hình xấu xí, thô kệch, toát ra sự lam lũ, mệt mỏi, cam chịu: “Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch”. Điểm đáng chú ý ấy là khuôn mặt của chị với những đường nét khó coi: “Mặt mụn rỗ. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Ở chị còn phơi lộ sự nghèo đói và nhếch nhác: “Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”. Nhìn thoáng qua ta có thể nhận ra ngay dáng vẻ của một con người quen chịu nhọc nhằn, lam lũ.
    Đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời của người đàn bà hàng chài ta mới nhận thấy hết được số phận éo le, bất hạnh của chị. Chị chính là nạn nhân của cái đói, cái nghèo và bạo lực gia đình: theo lời kể của chị, hồi nhỏ chị đã là một cô gái xấu xí lại rỗ mặt. Theo năm tháng, càng lớn càng trở nên khó nhìn. Vì xấu không ai lấy nên chị trót có mang với anh hàng chài vẫn thường đến nhà chị mua bả về đan lưới. Từ đấy, chị gắn đời mình với sông nước. Cuộc sống nghèo khổ, thuyền chật con đông “nhiều lần biển động phải ăn xương rồng luộc chấm muối”. Vì túng quẫn, đói nghèo lạc hậu mà lão chồng của chị từ một anh con trai: “hiền lành nhưng cục tính” đã trở thành một kẻ vũ phu, lỗ mãng. Hắn lấy phương pháp đánh vợ để giải tỏa những bế tắc trong cuộc sống. Lão chồng hành hạ chị “Ba ngày một trận nhẹ. Năm ngày một trận nặng”. Thật đau đớn và xót xa.
    Trận đòn cay nghiệt ấy không có gì kì lạ nhưng kỳ lạ chính ở thái độ của người đàn bà. Kì lạ thay chị vẫn lặng im chịu đựng, vẫn lặng yên như một sự cam chịu: “người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Cảnh tượng ấy đã khiến cho Phùng tan vỡ. Anh không thể ngờ rằng đằng sau bức ảnh tuyệt mỹ kia lại vỡ ra những sự thật đời thường trần trụi đến thế.
    Câu chuyện người đàn bà ở tòa án huyện đã dần hé lộ về vẻ đẹp tâm hồn của chị. Ở tòa án huyện lúc đầu chị chỉ xuất hiện bằng hình ảnh rụt rè. Chị tìm tới góc công đường để ngồi. Chị ngồi trong thế ngồi bị động như một chú thú xù lông để tự vệ mặc dù đã được Phùng và Đẩu cảm thông, chia sẻ. Lúc đầu chị xưng hô “con – quý tòa”, sau lấy lại được sự thăng bằng thì chị đột ngột chuyển đổi cách xưng hô: “chị – các chú”. Nguyễn Minh Châu đã nhấn mạnh ngôn ngữ và thân thế của người đàn bà với ý nghĩa: giờ đây chính chị là quan tòa đang phán xét Phùng và Đẩu, dạy cho Phùng và Đẩu một bài học về cách nhìn đời, nhìn cuộc sống.
    Chị là một người phụ nữ rất thấu hiểu lẽ đời lại giàu lòng nhân hậu, vị tha, chị sẵn sàng chấp nhận tất cả thua thiệt về mình. Chị chấp nhận phần thua thiệt về mình như một sự sám hối: “cũng tại đàn bà ở thuyền chúng tôi đẻ quá nhiều…giá chúng tôi đẻ ít đi”. Và vì thuyền chật con đông nên cuộc sống khốn khó, có lúc phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Trong suốt câu chuyện dài dằng dặc của cuộc đời mình, tuy khó khăn những người đàn bà không tỏ ra oán giận chồng, ngược lại còn bênh vực chồng bởi chị cho rằng lão chồng chị không xấu. Bởi “trước kia là một anh con trai hiền lành nhưng cục tính”. Từ ngày lấy chị vì cuộc sống khốn khó vất vả nên lão chồng đã xem việc đánh vợ là phương thức giải tỏa những bức bí của cuộc đời. Như vậy, chị là người hiểu chồng, thương chồng. Chị hiểu chồng chị cũng chỉ là nạn nhân của đói nghèo thất học, hắn vừa đáng thương lại vừa đáng giận.
    Hơn hai lần trong câu chuyện của mình ở tòa án huyện, người đàn bà nói: “Qúy tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Đây là câu nói khiến Phùng và Đẩu ngạc nhiên và vỡ lẽ ra bao nhiêu điều. Người đàn bà xin chịu mọi hình phạt của pháp luật, nhưng bỏ chồng thì không. Đối với chị người chồng vũ phu mang đến cho chị hai cái “ân”: ân huệ và ân nhân. Chị tự nhận thức rằng mình xấu, bị cái xấu đeo đuổi như định mệnh từ lúc còn nhỏ, trận đậu mùa để lại di chứng trên mặt chị là những nốt rỗ chằng chịt, theo năm tháng càng lớn lại càng xấu, càng già lại càng khó coi. Và vì xấu nên việc có mang với anh hàng chài là một ân huệ. Việc hắn đưa chị lên thuyền chung sống đã đem hắn trở thành ân nhân. Chính vì lẽ vậy mà chị không thể bỏ.
    Vượt lên trên sự cay đắng và cơ cực ấy, tình mẫu tử của chị tỏa sáng. Đó chính là đức hi sinh cao thượng của thiên chức làm mẹ. Chị gồng mình gánh chịu đòn roi của chồng là bởi vì những đứa con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Chị hiểu rằng bất kì một cuộc hôn nhân tan vỡ nào thì người buồn đau nhất chính là những đứa con. Một gia đình hạnh phúc là gia đình có đầy đủ các thành viên dù đâu đó trong gia đình vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Vì thương con mà chị quặn lòng gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại nó. Vì thương con và để tránh sự tổn thương cho những tâm hồn thơ bé nên chị bảo lão chồng “có đánh thì đưa chị lên bờ mà đánh”. Chị giống như con gà mẹ xòe đôi cánh che chở cho đàn gà con trước sự tấn công của loài chim ăn thịt. Chính tình mẫu tử thiêng liêng cao thượng đã chắp cánh cho chị đưa đàn con bay vút lên trên sự cơ cực đói kém, nhọc nhằn.
    Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc, qua cái nhìn của nhà văn, đằng sau dáng vẻ xấu xí, thô kệch, cam chịu đến khó tin của người đàn bà hàng chài lam lũ ấy chính là vẻ đẹp tâm hồn, sự hi sinh cao cả của người vợ, người mẹ, hiện thân đầy đủ cho những giá trị nhân văn cao cả của người phụ nữ Việt Nam.
    Xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật vào tình huống bất trắc để từ đó khám phá, phát hiện hé lộ cuộc đời, cảnh ngộ và tính cách phẩm chất nhân vật để nhân vật bộc lộ tâm tư, tình cảm cũng như những chiêm nghiệm, cách nhìn cuộc sống, con người của nhà văn.
    Khép lại nhân vật người đàn bà hàng chài Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc những triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc: đừng nhìn cuộc đời con người một cách giản đơn, phiến diện, phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa chiều, nhiều chiều.

    Trả lời
  2. Nhà văn Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông có khối lượng sáng tác đồ sộ với các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận phê bình. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác năm 1987 là tác phẩm in đậm phong cách tự sự, triết lý của nhà văn Nguyễn Minh Châu . Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của 1 nghệ sĩ nhiếp ảnh: Phùng và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. Trong truyện, một trong những nhân vật mà gây ấn tượng với em đó chính là người đàn bà hàng chài. Đầu tiên, người đọc sẽ thấy được người đàn bà hàng chài là người phụ nữ không có vẻ đẹp ngoại hình. Người đàn bà hàng chài hiện lên với hình ảnh mặt rỗ như tổ ong, thân hình thô kệch và tỏ rõ sự mệt mỏi sau một chuyến đi biển về. Thứ hai, điều mà em cảm nhận được ở người đàn bà hàng chài đó là nỗi khổ của người phụ nữ này. Không chỉ phải chịu đựng cảnh đói nghèo, gia đình luôn túng thiếu mà lại quá đông con, người đàn bà hàng chài còn phải sống với chồng là một kẻ vũ phu, luôn đánh đập vợ mỗi khi bực mình. Khổ là thế nhưng người phụ nữ này vẫn không dám nhờ đến pháp luật bỏ chồng vì đàn con bơ vơ, nheo nhóc. Thứ ba, điều mà em thấy được ở người đàn bà hàng chài đó là những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ của gia đình. Đầu tiên, người đàn bà hàng chài là người phụ nữ có tình yêu thương con. Người đàn bà hàng chài vì các con mà xin chồng lên bờ mới đánh. Vì không muốn các con nhìn thấy cảnh mẹ bị bố bạo hành nên người đàn bà hàng chài đã luôn giấu các con mình. Đồng thời, người phụ nữ ấy cũng vì các con mà không dám bỏ chồng, bỏ chồng thì các con sẽ bơ vơ, và còn khổ hơn hiện tại nữa. Chắc chắn, người phụ nữ ấy đứng giữa sự giằng xé giữa hạnh phúc cá nhân và các con. Và tất nhiên, với người phụ nữ ấy, sự ưu tiên của các con chính là số 1. Đặc biệt nhất, người đàn bà hàng chài cũng từng nói “Hạnh phúc nhất là nhìn các đứa con tôi được ăn no”. Có thể nói, các đứa con chính là sinh mệnh, niềm vui và cuộc đời của người phụ nữ ấy. Người phụ nữ có thể vì các con mà chịu mọi sự khổ sở về tinh thần, lẫn thể xác, vì các con mà không mơ tưởng đến hạnh phúc cá nhân, bị bạo hành cũng không dám bỏ chồng. Thứ hai, người phụ nữ hàng chài là người phụ nữ có đức hy sinh. Người đàn bà hàng chài coi các con chính là cả cuộc đời của mình,vì các con mà chịu mọi sự khổ sở về tinh thần, lẫn thể xác, vì các con mà không mơ tưởng đến hạnh phúc cá nhân, bị bạo hành cũng không dám bỏ chồng đi tìm hạnh phúc riêng, chấp nhận cuộc sống khổ sở vì các con cần cả cha và mẹ. Phẩm chất thứ ba của người phụ nữ hàng chài đó là việc người phụ nữ này suy tính cho chuyện tương lai. Người đàn bà hàng chài vì nghĩ tương lai của các con nên ko dám bỏ chồng. Cả vợ và chồng cùng nuôi con còn không kham nổi, nữa là bỏ chồng để các con bơ vơ ai nuôi. Tóm lại, người đàn bà hàng chài là người phụ nữ dù có ngoại hình xấu xí, lam lũ nhưng lại là người có nhiều phẩm chất đáng quý tốt đẹp. Tuy nhiên, người đọc cảm nhận được một giá trị hiện thực mà tác giả gửi gắm, đó chính là hiện thực khổ sở của người phụ nữ ấy, cam chịu vì hoàn toàn bế tắc. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới