viết 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh chị về sức mạnh Việt Nam
viết 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh chị về sức mạnh Việt Nam
2 bình luận về “viết 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh chị về sức mạnh Việt Nam”
Nhìn lá cờ đỏ sao vàng lung linh trong ánh nắng tự do bay nhẹ nhàng uốn lượn trong gió, trong tim ta lại dâng lên cảm xúc nghẹn ngào biết ơn hai từ Tổ Quốc. Bởi chính sức mạnh bất khuất tinh thần dân tộc của biết bao thế hệ đã làm nên đất nước ngày hôm nay. Tinh thần dân tộc tựa như ngọn lửa mang ánh sáng rực rỡ truyền trong những dòng máu lạc hồng của những người con đất Việt từ quá khứ tới hiện tại và hướng tới tương lai. Tinh thần dân tộc là chất liệu truyền thống của người Việt Nam để thêu dệt lên màu đỏ rực rỡ của lá Quốc kì, màu xanh của bầu trời tự do và ánh hồng của niềm hạnh phúc,..Nếu không có chất liệu quý giá ấy thì đất nước chỉ còn là những sắc màu đen trắng, u tối của sự tuyệt vọng, lạnh lẽo chẳng chút hơi ấm nào. Tinh thần dân tộc là thứ keo sơn bền vững gắn kết những trái tim yêu nước nồng nàn, là động lực để đẩy con thuyền đất nước chở tương lai và ước mơ tươi đẹp cập bến của thành công. Thứ tinh thần ấy còn tỏa ra những mùi hương thơm ngát nơi những tấm lòng thơm thảo chan chứa tình nhân ái và yêu thương, luôn sẵn sàng dang tay về phía ” đồng bào”. Không chỉ vậy, sức mạnh của tinh thần dân tộc còn tạo nên một cơn sóng lớn nhấn chìm những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Đó là cơn sóng phẫn nộ của biết bao trái tim Việt Nam. Trong trái tim ấy, vẫn luôn nhắc nhở ta rằng cần phải cố gắng, nỗ lực, cống hiến hết mình để mang lại nhiều vinh quang cho đất nước. Như trong Seagame 31 vừa qua, chính tinh thần dân tộc, chiến đấu vì ” màu cờ sắc áo” đã thắp nên niềm tự hào huy hoàng nơi những tấm huy chương sáng chói mà những con người nhiệt huyết ấy đã mang về cho Tổ Quốc. Đúng vậy, họ đều là những ngôi sao tinh tú nhưng ngôi sao sáng nhất vẫn là ngôi sao trên ngực trái này !
bài1: Hiện tượng được đề cập trong Alan Phan là:”ở các nước Âu – Mĩ tg rảnh hs sv họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm hiểu thông tin hay đọc sách. Còn hs sv VN họ đang bận “ngồi đông” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa”. Tác giả đã so sánh sự khác nhau giữa thái độ sống của lực lượng nòng cốt trong phát triển đất nước ở hai khu vực khác nhau. Ở các nước Âu Mỹ, sinh viên liên tục cập nhật tin tức và đọc sách để nâng cao tri thức của mình. Đây là tín hiệu đáng mừng của 1 thế hệ ham học hỏi và không ngừng trang bị kiến thức và kỹ năng cho mình. Đối với sự hội nhập kinh tế và xã hội của các nước, sự trang bị và cập nhật kiến thức là xây dựng nền tảng cần thiết cho sự phát triển bản thân để vươn tới thành công trong tương lai. Tuy nhiên, đối lập với hình ảnh của sinh viên các nước Âu Mỹ là sinh viên VN mải mê chém gió tụ tập. Đồng ý là tụ tập như vậy nếu như biết tận dụng thì có thể tăng cường các mối quan hệ. Nhưng phần lớn là đều là bàn tán những chuyện ko thực sự quan trọng. Đây là biểu hiện của lối sống thừa, thích an nhàn, hưởng tụ và tốn thời gian của 1 bộ phận ko nhỏ sinh viên VN. Tóm lại, để chạy đua với công cuộc hội nhập, sinh viên VN cũng như sinh viên mọi quốc gia đều cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho bản thân mình.
bài 2:
” Ở các nước Âu – Mĩ thời gian rảnh học sinh, sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm hiểu thông tin hay đọc sách. Còn học sinh, sinh viên Vietj Nam họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa.
Nhận xét của tác giả đã nêu lên một thực trạng đáng buồn về văn hóa đọc ở Việt Nam. Học sinh, sinh viên Việt Nam không hình thành thói quen đọc sách từ bé, vốn kiến thức ít ỏi, văn hóa đọc thấp, dễ bị sa đà vào những câu chuyện, trò chơi vô bổ trên mạng xã hội. Đây là thực trạng đáng buồn và cần có biện pháp để thay đổi. Văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người đối với sách. Nó là một nét đẹp, phát triển mạnh ở các nước Âu – Mỹ và Nhật Bản. Ở Việt Nam lại là một thực trạng đáng buồn, các bạn trẻ chưa ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách, chưa hình thành văn hóa đọc. Người Việt nói chung và giới trẻ nói riêng chỉ đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm, tức là chưa đầy một cuốn, bi đát hơn, nông dân Việt đã nói không với sách. Trong khi đó Malaysia và Singapore là 10 – 20 đầu sách/người/năm. Các bạn trẻ thay vì nghiền ngẫm những cuốn sách kinh điển đem đến giá trị nhân văn, thẩm mĩ lại yêu thích những câu chuyện tình nhạt nhẽo của các cuốn tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc. Đây quả là thực trạng đáng báo động với người Việt trẻ về văn hóa đọc. Vậy nguyên nhânlà do đâu?Đó là vì thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, văn hóa nghe nhìn lên ngôi, văn hóa đọc ngày càng bị lấn át, lép vế, giới trẻ ngày càng rời xa với thói quen đọc sách mỗi ngày. Rồi là cuộc sống bận rộn, con người bị cuốn đi bởi dòng chảy cuộc sống, luôn mong muốn đọc những tin tức nhanh, cập nhật. Quan trọng nhất là do học sinh sinh viên không hình thành cho bản thân thói quen đọc sách từ nhỏ, không xác định được ý nghĩa, vai trò to lớn của sách đối với cuộc sống.Như vậy để khắc phục tình trangj đó , chungs ta cần hình thành thói quen đọc sách cho bản thân. Đọc sách có chọn lọc. Cơ quan chức năng cần tổ chức thêm những ngày hội văn hóa đọc, để tuyên truyền cho mọi người hiểu về vai trò của việc đọc sách. Xây dựng thêm các thư viện ở làng xã.
2 bình luận về “viết 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh chị về sức mạnh Việt Nam”