Cho các từ: mênh mông, hiu quạnh, long lanh, bát ngát, hiu hắt, lấp lánh, vắng vẻ, bao la, lung linh, tĩnh mịch, lấp loán

Cho các từ: mênh mông, hiu quạnh, long lanh, bát ngát, hiu hắt, lấp lánh, vắng vẻ, bao la, lung linh, tĩnh mịch, lấp loáng, thênh thang, vắng teo, lặng ngắt, nhấp nhánh.

Em hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm từ đồng nghĩa.

Nghĩa của từ “hay” được hiểu như thế nào trong lời thoại sau đây?

Út Nam ra Hà Nội nhận bằng tốt nghiệp, chị Hai dặn:

– Ra đến nơi rồi, nhớ gọi điện cho chị “hay”. Chớ khi bay đi học, ở nhà má “hay” nhắc:”Thằng Út thế này, thằng Út thế kia”. Bay “hay” gì hỏng biết chớ mấy lời cũng không báo về nhà được là tệ lắm đó. Gọi điện “hay” nhắn tin cũng được, nhớ chưa!

2 bình luận về “Cho các từ: mênh mông, hiu quạnh, long lanh, bát ngát, hiu hắt, lấp lánh, vắng vẻ, bao la, lung linh, tĩnh mịch, lấp loán”

  1. 1. Em hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm từ đồng nghĩa:
    a, Nhóm 1: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
    => Nhóm 1 cùng có nghĩa là chỉ sự rộng lớn, bạt ngàn của không gian
    b, Nhóm 2: lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
    => Nhóm 2 cùng có nghĩa là chỉ những sự vật đẹp đẽ phát ra ánh sáng
    c, Nhóm 3: vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
    => Nhóm 3 cùng có nghĩa là chỉ sự vắng lặng, không có hoạt động của con người
    2. Nghĩa của từ “hay” được hiểu như thế nào trong lời thoại sau đây?
    (1) Từ “hay” trong câu “nhớ gọi điện cho chị hay“: nghĩa là để chị biết
    (2) Từ “hay” trong câu “ở nhà má hay nhắc”: nghĩa là thường xuyên bị nhắc
    (3) Từ “hay” trong câu “Bay hay gì hỏng biết”: nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia
    (4) Từ “hay” trong câu “Gọi điện hay nhắn tin cũng được”: nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia

    Trả lời
  2. Em hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm từ đồng nghĩa:
    – Nhóm 1(nói đến sự to lớn): Mênh mông, bát ngát, bao la, thênh thang, 
    – Nhóm 2(nói đến vắng vẻ): Hiu quạnh, hiu hắt, vắng vẻ, vắng teo, vắng ngát, tĩnh mịch 
    – Nhóm 3(nói đến sự tỏa sáng): Long lanh, lấp lánh, lung linh, lấp loáng, nhấp nhánh
    Nghĩa của từ “hay” được hiểu như thế nào trong lời thoại sau đây ?
    – Ra đến nơi rồi, nhớ gọi điện cho chị “hay”: Để người chị của mình biết được
    – Chớ khi bay đi học, ở nhà má “hay” má hay nhắc: Thường xuyên bị nhắc
    – Bay “hay” gì hỏng biết: Hoặc cái này hay cái kia
    – Từ “hay” trong câu “Gọi điện hay nhắn tin cũng được”: Hoặc cái này hoặc cái kia 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới