tả văn bến Ô Lâu kiểu gì vậy ạ

tả văn bến Ô Lâu kiểu gì vậy ạ

2 bình luận về “tả văn bến Ô Lâu kiểu gì vậy ạ”

  1. Về phúc kinh, Câu Nhi mà tìm. May ra. Tôi có nói vậy với anh em. Bởi có chút kỷ niệm hồi trên núi với Trần Hoàn. Lần nào đó, gặp nhau giữa rừng. Trần Hoàn, Thanh Hải, Trần Nguyên Vấn và tôi. Chúng tôi đốt nứa khô, đun nước, pha trà và mọi sự khởi động chuyện văn chương, thời thế đều đổ dồn ngôn lực vào xứ Huế. Như Huế là mục tiêu của mọi hành trình. Bỗng Trần Hoàn lia một hòn đá nhỏ xuống con suối xanh lơ.
    Đang ngồi trên đất quê mình đó nghe. Trần Hoàn chỉ tay về hướng đông và nói sôi nổi. Bờ bên kia mới là Thừa thiên. Bên ni về nữa, về xa nữa là Mỹ Chánh, Câu Nhi, Phúc Kinh … rồi nước sông Ô Lâu lại vòng nhập vào đất Huế.
    Tôi cũng đã có đôi ba lần. Về đêm. Về nhận gạo của dân góp nuôi mình. Khi lặng lẽ trong đội hình một đại đội, trong một tiểu đoàn. Ngậm tăm mà ríu bước theo nhau. Nhìn thấy đủ dòng sông, bến đá nhưng chỉ hai màu đen trắng. Hối hả vào cho được nhà một bà mẹ. Hít hít vào lồng ngực chút mồ hôi gian lao muôn thuở của đồng bằng. Đổ được vài chục lon gạo vào bị vào túi mà đeo lên vai. Rồi “chào mạ, chào em” mà bước vội. Về lại đến vùng đồi giáp ranh đã thấy nhớ bà con. Đưa ngón tay nào lên chót lưỡi cũng còn nếm được sức bùi bùi, thơm thơm của cám.
    Một đời, tôi không sửa được cái thói cực đoan trong nếp nghĩ. Tôi ăn hạt gạo trăm miền nhưng đinh ninh rằng câu thơ nào của tôi cũng còn giữ chút dư vị bùi ngùi của cám gạo đồng bằng Quảng Trị. “Gạo Triệu Hải đỏ đằm ngang sóng vỗ. Vượt Trấm rồi rộn rã mái chèo khua”. Thơ ca Việt Nam thời chống Mỹ chấp nhận cho tôi chút thơm bùi ấy vào thi pháp.
               Tôi đọc được sức cuộn chảy tâm huyết đó trên từng dòng chữ hán quy ước của làng Phúc Kinh. Chảy qua ba trăm năm thành sông, thành dòng, thành bến. Xong công việc làm phim, tôi chưa chọn được cái cớ gì để nán lại. Tôi ra xe để quay về Đông Hà. Xe dừng ở phía cây bắc cầu Ô giang. Chỗ ngã ba thơ mộng ấy, tôi nhìn xuyên thấu thời gian. Tôi gặp lại róc rách đầu non một nhánh suối. Gặp lại tâm thức Trần Hoàn khi nhạc sĩ mơ màng về bến dưới Ô Lâu. Dưới sông, đâu từ phía chợ Câu Nhi, một tốp học trò đang ngược lên lối rẽ vào nhà thờ họ Bùi. Như chữ a, chữ b của thời nay đang muốn tìm vào kính tạ vị tiến sĩ đã dốc lòng khai phá, đắp xây cho muôn đời sau một bến sông. Bến tình, Bến chữ.

    Trả lời
  2. Về phúc kinh, Câu Nhi mà tìm. May ra. Tôi có nói vậy với anh em. Bởi có chút kỷ niệm hồi trên núi với Trần Hoàn. Lần nào đó, gặp nhau giữa rừng. Trần Hoàn, Thanh Hải, Trần Nguyên Vấn và tôi. Chúng tôi đốt nứa khô, đun nước, pha trà và mọi sự khởi động chuyện văn chương, thời thế đều đổ dồn ngôn lực vào xứ Huế. Như Huế là mục tiêu của mọi hành trình. Bỗng Trần Hoàn lia một hòn đá nhỏ xuống con suối xanh lơ.
    Đang ngồi trên đất quê mình đó nghe. Trần Hoàn chỉ tay về hướng đông và nói sôi nổi. Bờ bên kia mới là Thừa thiên. Bên ni về nữa, về xa nữa là Mỹ Chánh, Câu Nhi, Phúc Kinh … rồi nước sông Ô Lâu lại vòng nhập vào đất Huế.
    * * *
    Tôi cũng đã có đôi ba lần. Về đêm. Về nhận gạo của dân góp nuôi mình. Khi lặng lẽ trong đội hình một đại đội, trong một tiểu đoàn. Ngậm tăm mà ríu bước theo nhau. Nhìn thấy đủ dòng sông, bến đá nhưng chỉ hai màu đen trắng. Hối hả vào cho được nhà một bà mẹ. Hít hít vào lồng ngực chút mồ hôi gian lao muôn thuở của đồng bằng. Đổ được vài chục lon gạo vào bị vào túi mà đeo lên vai. Rồi “chào mạ, chào em” mà bước vội. Về lại đến vùng đồi giáp ranh đã thấy nhớ bà con. Đưa ngón tay nào lên chót lưỡi cũng còn nếm được sức bùi bùi, thơm thơm của cám.
    Một đời, tôi không sửa được cái thói cực đoan trong nếp nghĩ. Tôi ăn hạt gạo trăm miền nhưng đinh ninh rằng câu thơ nào của tôi cũng còn giữ chút dư vị bùi ngùi của cám gạo đồng bằng Quảng Trị. “Gạo Triệu Hải đỏ đằm ngang sóng vỗ. Vượt Trấm rồi rộn rã mái chèo khua”. Thơ ca Việt Nam thời chống Mỹ chấp nhận cho tôi chút thơm bùi ấy vào thi pháp.
               Tôi đọc được sức cuộn chảy tâm huyết đó trên từng dòng chữ hán quy ước của làng Phúc Kinh. Chảy qua ba trăm năm thành sông, thành dòng, thành bến. Xong công việc làm phim, tôi chưa chọn được cái cớ gì để nán lại. Tôi ra xe để quay về Đông Hà. Xe dừng ở phía cây bắc cầu Ô giang. Chỗ ngã ba thơ mộng ấy, tôi nhìn xuyên thấu thời gian. Tôi gặp lại róc rách đầu non một nhánh suối. Gặp lại tâm thức Trần Hoàn khi nhạc sĩ mơ màng về bến dưới Ô Lâu. Dưới sông, đâu từ phía chợ Câu Nhi, một tốp học trò đang ngược lên lối rẽ vào nhà thờ họ Bùi. Như chữ a, chữ b của thời nay đang muốn tìm vào kính tạ vị tiến sĩ đã dốc lòng khai phá, đắp xây cho muôn đời sau một bến sông. Bến tình, Bến chữ.

    Trả lời

Viết một bình luận