1. Thảo luận, trả lời câu hỏi: Trong bài dưới đây, cây gạo được miêu tả theo trình tự nào? Cây

1. Thảo luận, trả lời câu hỏi: Trong bài dưới đây, cây gạo được miêu tả theo trình tự nào?
Cây gạo (sgk trang 34,35)
2. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học:

2 bình luận về “1. Thảo luận, trả lời câu hỏi: Trong bài dưới đây, cây gạo được miêu tả theo trình tự nào? Cây”

  1. 1.
    Đọc bài “cây gạo” xong em thấy: Cây gạo được miêu tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.
    Cây gạo nở hoa -> hoa gạo rụng -> quả gạo 
    2.
    Ví dụ mẫu: Tả cây chuối
    a. Tả lần lượt các bộ phận
    • Gốc cây: to, màu nâu sẫm, chôn chặt dưới đất.
    • Thân cây: tròn như cột nhà, màu xanh, trơn mịn, cao chừng 2 mét.
    • Cành lá: Mỗi cây có khoảng 7 -> 10 tàu lá dài, rộng, màu xanh rì.
    • Qủa: Lúc còn non màu xanh, chín màu vàng, quả to, dài, hơi cong.
    b. Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.
    • Câu chuối còn non thấp chừng 50cm, màu xanh non
    • Cây lớn lên có màu xanh đậm, có nhiều tàu lá tỏa ra
    • Cây chuối ra hoa, hoa màu tim tím, to hơn bắp chân.
    • Cây chuối ra quả, quả chuối móc từng cụm mà người ta gọi là nải chuối, nhiều nải chuối tạo thành buồng chuối.

    Trả lời
  2. 1)  Trong bài Cây gạo, ta thấy cây gạo được miêu tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây:
    Cây gạo nở hoa ⇒ Hoa gạo rụng ⇒ Qủa gạo
    2) Dàn ý tả cây ăn quả – Tả cây nho
    I) MỞ BÀI: Giới thiệu cây nho
    Mẫu: Sân trước nhà em có một mái che tự nhiên mát rười rượi vào những ngày hè oi bức. Đó chĩnh là giàn nho do chính tay ông em trồng và chăm sóc.
    II) THÂN BÀI: 
    a) Tả giàn nho (cây nho):
    – Gốc nhỏ: Lớn như cổ tay, cứng cáo, cắm rễ sâu xuống lòng đất
    Thân nho: cao, thẳng, cứng cáp không kém gì các thân gỗ
    – Nhánh, cành nho: nhỏ như cây đũa, mềm và dẻo dai, mọc bám vào giàn tre được cố định sẵn
    – Lá nho: to như bàn tay, khá mỏng và nhám như lá mướp
    – Hoa nho: mọc thành chùm, nhỏ xíu, màu trắng
    – Quả nho: kết thành chùm hoa, lúc nhỏ chi to bằng hạt đỗ, màu xanh sẫm, càng lớn càng chuyển thành xanh trong, khi chín có màu tím sẫm, đỏ sẫm
    – Mùi vị: chua ngọt nhẹ, dễ ăn, có thể làm được với nhiều món như sinh tố, kem,….
    b) Hoạt động của em với cây nho:
    – Em chăm sóc cây nho như thế nào? (nhổ cỏ, tưới nước, buộc chùm nho vào giàn tránh rơi rụng)
    – Em thường làm gì với cây nho? (ngồi chơi dưới bóng mát của giàn nho, thu hoạch nho chín,…)
    III) KẾT BÀI: Tình cảm của em với giàn nho
    Mẫu: Em rất tự hào về giàn nho của nhà mình. Vì nó không chỉ đẹp mà còn cho ra rất nhiều chùm nho ngon. Mỗi dịp có bạn bè ghé chơi, em đều sẽ mời các bạn chiêm ngưỡng giàn nho nhà mình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới