Ba chú bướm Dưới giàn hoa tường vi rực rỡ là nơi ở của rất nhiều loài bướm. Ở đó có ba chú bướm nhỏ là bướm vàng, bướm t

Ba chú bướm
Dưới giàn hoa tường vi rực rỡ là nơi ở của rất nhiều loài bướm. Ở đó có ba chú bướm nhỏ là bướm vàng, bướm trắng và bướm hồng. Ba chú là bạn thân của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít. Bất kể nơi nào có bướm vàng thì người ta cũng thấy có mặt hai chú bướm còn lại. Bố mẹ của cả ba rất yên tâm.
Một hôm, cả ba anh em đang nô đùa trên các khóm hoa thì trời bất ngờ đổ mưa. Thấy ở gần đó có một bông hoa Ly màu hồng thật to, ba chú bướm bay đến nhờ giúp đỡ:
– Chào cô, bọn cháu bị ướt mưa, không thể bay được nữa. Cô cho bọn cháu trú dưới cánh hoa của cô một lát nhé?
– Ôi, cô là hoa ly hồng. Cô chỉ cho bướm hồng trú thôi.
Bướm hồng nghĩ đến chuyện hai người anh em trắng và vàng của mình không có nơi trú ngụ liền từ chối ngay, bay đi nơi khác. Được một quãng ngắn, cả ba nhìn thấy một bông hoa tulip vàng rực rỡ, bèn ngỏ lời nhờ giúp đỡ:
– Chúng cháu chào bác tulip. Bác có thể cho ba anh em cháu trú một lát cho đôi cánh khô lại sẽ bay đi ngay không ạ? Hoa tulip từ chối ngay:
– Tôi màu vàng nên chỉ thích những người bạn cùng màu với mình thôi. Còn lại hai bạn bướm trắng và hồng đi nơi khác trú nhé!
Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa nhưng nó lắc đầu không chịu. Nó quyết tâm không bỏ rơi anh em. Ba chú bướm lại tiếp tục bay đi tìm nơi trú mưa. Lần này thì cả ba chú trông thấy một bông hồng trắng muốt. Cả bọn lại lên tiếng nhờ giúp đỡ, nhưng cô hồng trắng cũng không thể giúp vì cánh hoa của cô quá bé. Thế là cả ba chú bướm đành phải nép vào nhau đứng dưới trời mưa to.
Bác mặt trời nấp sau đám mây đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Cảm động trước sự gắn bó của ba chú bướm nên bác cố vén màn mây để chiếu những tia nắng ấm áp vào chỗ bọn trẻ. Chẳng mấy chốc, mưa tạnh và cánh bướm đã được hong khô.
Câu 1: Ba chú bướm chơi thân với nhau gồm có những màu gì?
A. Màu vàng, màu đỏ, màu tím
B. Màu trắng, màu xanh, màu nâu
C. Màu trắng, màu hồng, màu vàng
D. Màu xanh, màu hồng, màu cam
Câu 2: Khi gặp trời mưa, 3 chú bướm đã không xin trú mưa ở đâu?
A. Hoa Ly hồng B. Hoa Tulip vàng C. Hoa Loa kèn đỏ D. Hoa Hồng trắng
Câu 3: Vì sao chú bướm hồng không vào trú mưa dưới hoa Ly hồng?
A. Vì hoa Ly hồng không đồng ý cho chú bướm hồng trú mưa.
B. Vì chú Bướm hồng không muốn để 2 anh em của mình phải đi dưới mưa trong khi mình được trú mưa.
C. Vì chú bướm hồng không thích hoa Ly hồng
D. Vì chú bướm vàng không đồng ý chú bướm hồng trú mưa.
Câu 4: Ai đã vén màn mây, chiếu những tia nắng ấm áp vào 3 chú bướm?
A. Bác mặt trời B. Chú gà trống C. Chị mây D. Anh gió
Câu 5: Em hãy gạch 1 gạch dưới từ láy và gạch 2 gạch dưới từ ghép có trong câu sau:
“Ba chú là bạn thân của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít”.
Câu 6: Chủ ngữ của câu “Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa nhưng nó lắc đầu không chịu” là:
A. Bướm trắng, nó B. Bướm trắng và bướm hồng dẩy bướm vàng, nó
C. Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa D. Bướm trắng và bướm hồng, nó
Câu 7: Em hãy gạch chân dưới các danh từ riêng viết sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Buổi sáng, ê-mi-li thức dậy bởi tiếng hát của cô Ma-Ri-A – một ca sĩ nghiệp dư sống bên cạnh.

Câu 8: Câu “Còn lại hai bạn bướm trắng và hồng đi nơi khác trú nhé!” thuộc kiểu câu gì?
A. câu kể B. câu hỏi C. câu cảm D. câu khiến.
Câu 9: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Hoa tulip từ chối ngay:
– Tôi màu vàng nên chỉ thích những người bạn cùng màu với mình thôi.
A. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
C. Báo hiệu bộ phận đứng sau liệt kê các sự vật, sự việc.
D. Cả A và B đúng.
Câu 10: Câu “Bướm hồng nghĩ đến chuyện hai người anh em trắng và vàng của mình không có nơi trú ngụ liền từ chối ngay, bay đi nơi khác.” Có mấy động từ?
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5

2 bình luận về “Ba chú bướm Dưới giàn hoa tường vi rực rỡ là nơi ở của rất nhiều loài bướm. Ở đó có ba chú bướm nhỏ là bướm vàng, bướm t”

  1. Câu 1: Ba chú bướm chơi thân với nhau gồm có những màu gì?
    A. Màu vàng, màu đỏ, màu tím
    B. Màu trắng, màu xanh, màu nâu
    C. Màu trắng, màu hồng, màu vàng
    ⇒Ta thấy ở chi tiết : Ở đó có ba chú bướm nhỏ là bướm vàng, bướm trắng và bướm hồng.
    D. Màu xanh, màu hồng, màu cam
    Câu 2: Khi gặp trời mưa, 3 chú bướm đã không xin trú mưa ở đâu?
    A. Hoa Ly hồng
    ⇒Ta thấy ở chi tiết : Thấy ở gần đó có một bông hoa Ly màu hồng thật to, ba chú bướm bay đến nhờ giúp đỡ:
    B. Hoa Tulip vàng
    C. Hoa Loa kèn đỏ
    D. Hoa Hồng trắng
    Câu 3: Vì sao chú bướm hồng không vào trú mưa dưới hoa Ly hồng?
    A. Vì hoa Ly hồng không đồng ý cho chú bướm hồng trú mưa.
    B. Vì chú Bướm hồng không muốn để 2 anh em của mình phải đi dưới mưa trong khi mình được trú mưa.
    ⇒Ta thấy ở chi tiết : Bướm hồng nghĩ đến chuyện hai người anh em trắng và vàng của mình không có nơi trú ngụ liền từ chối ngay
    C. Vì chú bướm hồng không thích hoa Ly hồng
    D. Vì chú bướm vàng không đồng ý chú bướm hồng trú mưa.
    Câu 4: Ai đã vén màn mây, chiếu những tia nắng ấm áp vào 3 chú bướm?
    A. Bác mặt trời
    ⇒Ta thấy ở chi tiết : Bác mặt trời nấp sau đám mây đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Cảm động trước sự gắn bó của ba chú bướm nên bác cố vén màn mây để chiếu những tia nắng ấm áp vào chỗ bọn trẻ.
    B. Chú gà trống
    C. Chị mây
    D. Anh gió
    Câu 5: Em hãy gạch 1 gạch dưới từ láy và gạch 2 gạch dưới từ ghép có trong câu sau:
    “Ba chú là bạn thân của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít”.
    ⇒Từ láy : bạn thân,yêu thương
    ⇒Từ ghép : khăng khít
    Câu 6: Chủ ngữ của câu “Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa nhưng nó lắc đầu không chịu” là:
    A. Bướm trắng, nó
    B. Bướm trắng và bướm hồng dẩy bướm vàng, nó
    C. Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa
    D. Bướm trắng và bướm hồng, nó
    Câu 7: Em hãy gạch chân dưới các danh từ riêng viết sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng: Buổi sáng, ê-mi-li thức dậy bởi tiếng hát của cô Ma-Ri-A – một ca sĩ nghiệp dư sống bên cạnh.
    Sửa lại
    ⇒Ê-mi-li
    ⇒Ma-ri-a
    Câu 8: Câu “Còn lại hai bạn bướm trắng và hồng đi nơi khác trú nhé!” thuộc kiểu câu gì?
    A. câu kể
    B. câu hỏi
    C. câu cảm
    D. câu khiến.
    Câu 9: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Hoa tulip từ chối ngay: – Tôi màu vàng nên chỉ thích những người bạn cùng màu với mình thôi.
    A. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
    B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
    C. Báo hiệu bộ phận đứng sau liệt kê các sự vật, sự việc.
    D. Cả A và B đúng.
    Câu 10:   Câu “Bướm hồng nghĩ đến chuyện hai người anh em trắng và vàng của mình không có nơi trú ngụ liền từ chối ngay, bay đi nơi khác.” Có mấy động từ?
    A. 6              
    B. 4                 
    ⇒Nghĩ,trú,từ chối,bay
    C.3
    D.5
    @hanajeon

    Trả lời
  2. Câu 1 : C) Màu trắng, màu hồng, màu vàng.
    Câu 2 : C) Hoa Loa kèn đỏ.
    Câu 3 : B) Vì chú Bướm hồng không muốn để 2 anh em của mình phải đi dưới mưa trong khi mình được trú mưa. 
    Câu 4 : A) Bác mặt trời.
    Câu 5 : “Ba chú là bạn thân của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít”.
    * Chú ý : In đậm = Từ ghép 
                   Gạch chân = Từ láy 
    Câu 6 : D)Bướm trắng và bướm hồng ; nó
    Câu 7 : Buổi sáng, ê-mi-li thức dậy bởi tiếng hát của cô Ma-Ri-A – một ca sĩ nghiệp dư sống bên cạnh.
    * Sửa lại : – Ê-mi-li
                    – Ma-ri-a
    Câu 8 : D) Câu khiến.
    Câu 9 : D) Cả A và B đúng.
    Câu 10 : B) 4
    You can't use 'macro parameter character #' in math mode

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới