Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau hơn Thương nhau, tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau hơn
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
(Tre Việt Nam Nguyễn Duy) a. Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Từ ngữ nào cho em biết điều đó.
.

b. Biện pháp nghệ thuật đó đã thể hiện ý nghĩa gì cho hình ảnh Tre Việt Nam?


2 bình luận về “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau hơn Thương nhau, tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.”

  1. a. Đoạn thơ trên sử dụng BPNT: nhân hóa thông qua những từ ngữ như “thân bọc lấy thân”; “tay ôm, tay níu”; “thương nhau”; “chẳng ở riêng”
    b. Biện pháp nghệ thuật đó đã thể hiện cây tre mang một nét đẹp tinh thần, phẩm chất của người Việt Nam. Tre là biểu tượng của người Việt Nam sống yêu thương, tình nghĩa. Con người Việt Nam trong gian khổ vẫn bao bọc, giúp đỡ nhau với tinh thần đoàn kết sâu sắc.

    Trả lời
  2. a) 
    – Câu thơ tren sử dụng BPNT: nhân hóa
    – Từ ngữ cho biết điều đó:
    + thân bọc lấy thân;
    + tay ôm, tay níu;
    + gần nhau hơn;
    + thương nhau;
    + chẳng ở riêng.
    b) 
    Biện pháp nghệ thuật đó đã thể hiện ý nghĩa gì cho hình ảnh Tre Việt Nam:
    -> Thể hiện cây tre mang một nét đẹp của người Việt Nam, một nét đẹp tinh khiết, quý giá biết bao. Tre là nguồn vũ khí của dân ta vào thời còn chiến tranh. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê, là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới