Viết một câu cảm cảm để bộc lộ cảm xúc của em về những cánh buồm – trong bài văn những cánh buồm

Viết một câu cảm cảm để bộc lộ cảm xúc của em về những cánh buồm – trong bài văn những cánh buồm

2 bình luận về “Viết một câu cảm cảm để bộc lộ cảm xúc của em về những cánh buồm – trong bài văn những cánh buồm”

  1. Viết một câu cảm cảm để bộc lộ cảm xúc của em về những cánh buồm – trong bài văn những cánh buồm.
    → Trả lời: Những cánh buồm trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ biết bao!
    $HoangBadBoy$

    Trả lời
  2. Thơ đích thực nói lên thật xúc động niềm vui, nỗi đau của con người. Thơ hay diễn tả được ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của đồng loại. Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay.
    Cánh buồm là một biểu tượng. Bài thơ vừa ca ngợi tình cha – con, vừa nói lên ước mơ và hạnh phúc của thiếu nhi, người chủ tương lai của đất nước.
    Sau trận mưa đêm rả rích, cảnh bình minh trên biển rất đẹp, ấm áp, tráng lệ, tinh khôi:
    “Anh mặt trời rực rỡ biển xanh
    (…) Cát càng mịn, biển càng trong”.
    Hai cha con dạo chơi trên bãi biển vào “một sớm mai hồng”. Cảnh biển bình minh sau cơn mưa đêm rả rích mang hàm nghĩa đất nước ta trong khung cảnh hòa bình:
    “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.
    Một hình ảnh thể hiện tình cha con thân thiết. Hạnh phúc đơn sơ, bình dị mà sâu nặng nghĩa tình. Tình cảm gia đình chan hòa trong tình đất nước. Phải nhiều máu đổ xương rơi mới có cảnh yêu thương ấy.
    Con lần đầu tiên đến với biển. Ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước cảnh biển rộng mênh mông. Con “chỉ thấy…” và “không thấy…”:
    “Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
    Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
    Người cha sung sướng “lòng vui phơi phới” khi nghe con bước. Cha âu yếm “mỉm cười xoa đầu con nhỏ”. Hai cuộc đời nối tiếp. Hai thế hệ cha và con. Con sẽ đi tiếp hành trình của cha. Con đường cách mạng của cha anh sẽ được các thế hệ trẻ đi tiếp. Phía trước là chân trời Tổ quốc bao la:
    Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
    Sẽ có cây, có cửa, có nhà
    Vẫn là đất nước của ta
    Những nơi đó cha chưa hề đi đến
    Hình ảnh “cánh buồm” trong đoạn thơ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng và sức mạnh của thời đại mà Đảng và Bác Hồ sẽ nâng cánh ước mơ cho thế hệ trẻ Việt Nam đi tới mọi chân trời. Hoàng Trung Thông đã sử dụng hình thức đối thoại tâm tình để nói lên mơ ước tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Các điệp từ: “sẽ có… có… có”, và từ “vẫn là” đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào ước mơ sẽ trở thành hiện thực.
    “Cánh buồm xa”, “buồm trắng” ở đoạn cuối tượng trưng cho khát vọng lên đường của con, của thế hệ trẻ để hiến dâng và phục vụ, để lao động và sáng tạo xây dựng Tổ quốc phồn vinh:
    “Con lại trỏ cánh buồm xa, nói khẽ:
    Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
    Để con đi…”
    Câu cuối bài thơ: “Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận – Cha gặp lại mình trong ước mơ con” đã thể hiện một cách cảm động niềm hạnh phúc lớn lao của cha anh, những người mở đường sung sướng, tự hào về cháu con, về thế hệ trẻ Việt Nam sẽ biến ước mơ đẹp thành hiện thực. Cha và mẹ, thầy giáo và cô giáo cùng với nhân dân vĩ đại sẽ làm hết mình để nâng cánh ước mơ tuổi thơ.
    Ngoài tình cảm cha – con, bài thơ “Những cánh buồm” đã nói lên thật hay, thật gợi cảm ước mơ và khát Vọng lên đường của tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại mới.
    nếu đúng hãy cho tui câu trả lời hay:)))
    huui

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới