(1)Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. (2)Bao trùm lên cả bức tr

(1)Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. (2)Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ,… (3)Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. (4)Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. (5)Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Theo CỬU THỌ
a. Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa trong đoạn trên. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu số 5.
b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu số 4, 5 và cho biết, xét theo cấu tạo ngữ pháp, hai câu trên thuộc kiểu câu gì?
(4) Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. (5) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

2 bình luận về “(1)Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. (2)Bao trùm lên cả bức tr”

  1. #tn
    a, Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa trong đoạn văn trên.
    * Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh :
    + Sông Hương một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó.
    + Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng
    * Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
    + Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
    * Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu số 5.
     – Gây được ấn tượng với người đọc và người nghe.Giúp phần khắc họa hình ảnh con sông một cách sinh động và hấp dẫn với những vẻ đẹp lung linh , cuốn hút của con sông Hương.
    b, Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu số 4, 5 và cho biết, xét theo cấu tạo ngữ pháp, hai câu trên thuộc kiểu câu gì?
    4. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
    – CN : Hương Giang
    – VN : Bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
    → Kiểu câu Ai gì làm gì?
    5. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
    – TN : Những đêm trăng sáng
    – CN : Dòng sông
    – VN : Là một đường trăng lung linh dát vàng.
    → Kiểu câu Ai gì là gì?

    Trả lời
  2. a.
    +Câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa:
    So sánh:
    ” Sông Hương một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó”
    “Những đêm trăng sáng, dòng sông một đường trăng lung linh dát vàng”
    Nhân hóa:
    “Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường
    -Biện pháp tu từ trong câu 5: So sánh( dòng sông – một đường trăng lung linh dát vàng)
    => Tác dụng: tăng hiệu quả biểu đạt; gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe. Khắc họa hình ảnh con sông một cách sinh động, hấp dẫn với vẻ đẹp lung linh, cuốn hút.
    b.
    (4) Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
    +Chủ ngữ: Hương Giang
    +Vị ngữ: bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường
    (5) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
    +Trạng ngữ: Những đêm trăng sáng
    +Chủ ngữ: dòng sông
    +Vị ngữ: là một đường trăng lung linh dát vàng

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới