1. Từ nào trái nghĩa với từ lành trong thành ngữ Lành như đất ?
A. rách B. dữ C. độc D. vỡ
2. Từ nào trái nghĩa với từ lành trong thuốc lành ?
A. rách B. dữ C. độc D. đắng
3.Trái nghĩa với từ tươi trong Cá tươi là ?
A. Uơn B. Thiu C. Non D. Sống
4. Trái nghĩa với từ căng trong bụng căng là ?
A. phệ B. nhỏ C. yếu D. lép
5. Trái nghĩa với từ tươi trong rau tươi là ?
A. héo B. non C. xanh
6. Trái nghĩa với từ tươi trong cân tươi là ?
A. non B. già
7.Cặp từ nào dưới đây là cặp từ ghép trái nghĩa:
A. nhan nhẹn- chậm chạp B. mập mạp- gầy gò
C. thành thực- gian dối D. vui vẻ- buồn bã
8. Điền từ trái nghĩa với từ in đậm vào chỗ chấm trong câu thành ngữ sau:
Ăn ít ngon
9. Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái:
A. vạm vỡ- gầy gò B. thật thà- gian xảo
C. hèn nhát dũng cảm D. sung sướng- đau khổ
10. Từ nào trái nghĩa với từ tí hon?
A. tí tẹo B. khổng lồ
C. nhỏ xíu D. nhỏ bé
11. Từ nào là trái nghĩa với từ công dân trong câu sau: Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên thân nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta.
A. nô lệ B. đầy tớ C. nô lệ và đầy tớ.
12. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ nhân nghĩa:
A. độc ác, hung bạo, bất lương
B. hung bạo, ác nghiệt, bất trị
C. độc ác, hung dữ, khắc nghiệt
D. ác nghiệt, hung tàn, dữ dội
13. Dòng nào gồm các từ trái nghĩa với từ tinh khôn:
A. khờ dại, vụng dại, vụng về
B. dại khờ, vụng dại, khờ khạo
C. khờ khạo, ngu ngốc, dại dột
D. khờ dại, ngốc nghếch, vụng dại
14. Dòng nào gồm các từ trái nghĩa với từ hối hả:
A. chậm chạp, thủng thẳng, thong thả
B. chậm chạp, chậm trễ, tung tăng
C. chậm rãi, đủng đỉnh, đung đưa
D. chậm trễ, thong thả, thư thái
15.Câu tục ngữ nào không cùng nghĩa với câu Góp gió thành bão?
A. Gieo gió gặt bão
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Năng nhặt chặt bị
D. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
16. Cặp từ trái nghĩa trong câu: Chết vinh còn hơn sống nhục. là:
A. chết sống , vinh nhục
B. chết vinh, sống nhục
17. Điền từ trái nghĩa với từ in đậm vào chỗ chấm trong câu thành ngữ sau:
Hẹp nhà .. bụng.
18. Điền từ trái nghĩa với từ in đậm vào chỗ chấm trong câu thành ngữ sau:
Xấu người nết.
19. Điền từ trái nghĩa với từ in đậm vào chỗ chấm trong câu thành ngữ sau:
Trên kính nhường.
20. Điền từ trái nghĩa với từ in đậm vào chỗ chấm trong câu thành ngữ sau:
Gạn đục khơi
1 bình luận về “1. Từ nào trái nghĩa với từ lành trong thành ngữ Lành như đất ? A. rách B. dữ C. độc D. vỡ 2. Từ nào trái nghĩa với từ lành t”