2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt và khắp mảnh vườn.
(Vũ Tú Nam)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách nào?
A. Thay thế từ ngữ
B. Lặp từ ngữ
C. Dùng từ nối
D. Cả A và C
3. Các câu văn trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa ra mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như một dải lụa xanh.
A. Lặp từ ngữ
B. Thế từ ngữ
C. Dùng từ ngữ nối
D. Cả A và C.
4. Cho đoạn văn sau:
Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách nào?
A. Thay thế từ ngữ
B. Lặp từ ngữ
C. Dùng từ nối
D. Cả B, C

2 bình luận về “2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài”

  1. $#khoanguyen045$
    2. Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách nào?
    A. Thay thế từ ngữ
    B. Lặp từ ngữ
    C. Dùng từ nối
    D. Cả A và C
    -> $\text{ Chọn: A}$
    *** $\text{ Chi tiết:}$
    + Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt và khắp mảnh vườn.
    -> Từ “nó” thay thế cho “con ong”.
    ___________________________________________________________________________
    3. Các câu văn trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
    A. Lặp từ ngữ
    B. Thế từ ngữ
    C. Dùng từ ngữ nối
    D. Cả A và C.
    -> $\text{ Chọn: A}$
    *** $\text{ Chi tiết:}$
    + Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa ra mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như một dải lụa xanh.
    -> Lặp từ “đảo”.
    ___________________________________________________________________________
    4. Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách nào?
    A. Thay thế từ ngữ
    B. Lặp từ ngữ
    C. Dùng từ nối
    D. Cả B, C
    -> $\text{ Chọn: D}$
    *** $\text{ Chi tiết:}$
    Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
    -> Lặp từ “người ngoại quốc”.
    -> Từ nối “nhưng” nối câu 1 với câu 2. 

    Trả lời
  2. C2 : A . Thay thế từ ngữ 
    VD : Thay thế từ con ong bằng từ nó .
    C3 : A . Lặp từ ngữ
    VD : Từ đảo được lặp lại ở câu 3 và 4 .
    C4 : D . Cả B và C
    VD : Lặp từ ngữ người ngoại quốc ở câu 1 và 2
    VD : Dùng từ ngữ nối ” Nhưng ” ở câu 2 .

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới