Bài tập 1: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng. a.Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa ch

Bài tập 1: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
a.Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
b. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm .
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi .
c. ” Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”

2 bình luận về “Bài tập 1: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng. a.Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa ch”

  1. a. So sánh “Thân em như tấm lụa đào”
    Tác dụng:
    Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ
    Nhấn mạnh về hình ảnh những người phụ nữ nhọc nhằn, đau khổ, phải lệ thuộc vào người khác
    Cho thấy được sự thấu hiểu, đồng cảm của tác giả với người phụ nữ phong kiến xưa. 
    b. So sánh “Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm . Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi”.
    Tác dụng:
    Tạo nhịp điệu cho câu, làm câu thơ hay hơn, sinh động hơn. 
    Nhấn mạnh những vất vả, khó nhọc, hi sinh của người mẹ
    Khẳng định tình yêu thương, sự thấu cảm của con dành cho mẹ. 
    c.
    So sánh “Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng”
    Tác dụng:
    Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ
    Cho thấy tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan của chú bé Lượm ngay cả khi đang làm việc công việc nguy hiểm, nhọc nhằn. 
    Tác giả thể hiện sự yêu thương dành cho chú bé Lượm

    Trả lời
  2. a)Biện pháp so sánh: ”thân em” được so sánh với ”tấm lụa đào”
    Tác dụng: cho thấy được số phận lênh đênh, gập ghềnh của những người phụ nữ dưới thời phong kiến xưa. Họ phải phụ thuộc vào người khác mà không được làm chủ số phận của chính mình
    b)Biện pháp so sánh: ”trăm núi ngàn khe” được so sánh với ”nỗi tái tê lòng bầm” ;  ”con đi đánh giặc mười năm” được so sánh với ”nỗi khó nhọc đời bầm sáu mươi”
    Tác dụng: nhấn mạnh cho người đọc thấy được sự vất vả, gian truân của người mẹ vì để nuôi con khôn lớn
    c)Biện pháp so sánh: Miệng của chú bé huýt sáo được so sánh với ”con chim chích”
    Tác dụng: nhấn mạnh sự yêu đời, không sợ sệt trước cái chết của cậu bé truyền tin dũng cảm

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới