Bài tập 3. Trong các câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép ? Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu hoặc v

Bài tập 3. Trong các câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép ? Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu hoặc vế câu.
a) Chôm chôm, xoài tượng, xoài cát mọc chen nhau.
b) Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.
c) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép
Bài tập 4. Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép sau và cho biết ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ ngữ nào.
a) Chúng ta cần chọn thóc giống từ trước khi thu hoạch và phải bảo quản cẩn thận để lúa mùa sau có năng suất cao.
b) Chúng ta cán đổ khoai thành từng khoang xuống sàn đất cho khoai chóng khô ráo.
Bài tập 5. Chuyển đổi các câu đơn thành câu ghép.
a) Trời tối sầm lại. Gió thổi ào ào.
b) Cậu bé ra cổng trường đợi mẹ . Mẹ cậu vẫn chưa đến.
c) Người mẹ làm việc quần quật. Đứa con chỉ ăn với chơi.
d) Người đứng đợi dưới bến đã đông. Thuyền vẫn chưa sang.

2 bình luận về “Bài tập 3. Trong các câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép ? Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu hoặc v”

  1. Lý thuyết :
    Câu đơn là câu có 1 cụm chủ vị
    Câu ghép là câu có nhiều cụm chủ vị ghép lại có quan hệ chặt chẽ.
    Bài 3
    a, Câu a là câu đơn .
    Chôm chôm, xoài tượng, xoài cát   mọc chen nhau.
                                Chủ ngữ                          Vị ngữ
    b, Câu b là câu ghép .
    Tiếng mưa  êm, sợi mưa  đều như dệt.
            CN         VN    CN               VN
    c, Câu c là câu ghép .
    Ở mảnh đất ấy,  tháng giêng,  tôi   đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh                     TN                                      CN              VN                                      TN                CN   VN
    giậm, úp cá, đơm tép.
    Bài 4,
    a, Vế 1 : Chúng ta cần chọn thóc giống từ trước khi thu hoạch. 
        Vế 2 : phải bảo quản cẩn thận để lúa mùa sau có năng suất cao.
    Ngăn cách bởi từ ”và”
    b, Vế 1 : Chúng ta cán đổ khoai thành từng khoang xuống sàn đất .
        Vế 2 : khoai chóng khô ráo.
    Ngăn cách bởi từ ”cho”
    Bài 5,
    a, Trời tối sầm lại, gió thổi ào ào.
    b, Cậu bé ra cổng đợi mẹ nhưng mẹ vẫn chưa đến.
    c, Người mẹ làm việc quần quật nhưng đứa con chỉ ăn với chơi.
    d, Người đứng đợi dưới bến đã đông nhưng thuyền vẫn chưa sang.

    Trả lời
  2. Bài tập 3. Trong các câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép ? Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu hoặc vế câu.

    a) Chôm chôm, xoài tượng, xoài cát mọc chen nhau.
    => Câu a) là câu đơn.
    – Chủ ngữ: chôm chôm, xoài tượng, xoài cát.
    – Vị ngữ: mọc chen nhau.
    b) Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.
    => Câu b) là câu ghép.
    – Chủ ngữ 1: Tiếng mưa
    – Vị ngữ 1: êm
    – Chủ ngữ 2: sợi mưa
    – Vị ngữ 2: đều như dệt
    c) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép.
    => Câu c) là câu ghép.
    – Chủ ngữ 1: tôi
    – Vị ngữ 1: đi đốt bãi, đào ổ chuột.
    – Chủ ngữ 2: tôi 
    – Vị ngữ 2: Đánh đánh giậm, úp cá, đơm tép.
    Bài tập 4. Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép sau và cho biết ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ ngữ nào.

    a) Chúng ta cần chọn thóc giống từ trước khi thu hoạch và phải bảo quản cẩn thận để lúa mùa sau có năng suất cao.
    – Vế 1: Chúng ta cần chọn thóc giống từ trước khi thu hoạch.
     – Vế 2: Và phải bảo quản cẩn thận, để lúa mùa sau có năng suất cao.
    – Ranh giới giữa các vế câu được xác định bằng từ nối “và”.
    b) Chúng ta cán đổ khoai thành từng khoang xuống sàn đất cho khoai chóng khô ráo.
    – Vế 1: Chúng ta cán đổ khoai thành từng hàng xuống sàn đất
    – Vế 2: cho khoai chóng khô ráo.
    – Ranh giới giữa các vế câu được xác định bằng từ “cho”.
    Bài tập 5. Chuyển đổi các câu đơn thành câu ghép.
    a) Trời tối sầm lại. Gió thổi ào ào.
    => Trời tối sầm lại và gió thổi thổi ào ào.
    b) Cậu bé ra cổng trường đợi mẹ . Mẹ cậu vẫn chưa đến.
    => Cậu bé ra cổng trường đợi mẹ nhưng mẹ cậu vẫn chưa đến.
    c) Người mẹ làm việc quần quật. Đứa con chỉ ăn với chơi.
    => Người mẹ làm việc quần quật còn đứa con chỉ ăn với chơi.
    d) Người đứng đợi dưới bến đã đông. Thuyền vẫn chưa sang.
    => Người đứng đợi dưới bến đã đông mà thuyền vẫn chưa sang.
    $#friendly$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới