Cảm nhận của em về khổ thơ sau Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lại thư

Cảm nhận của em về khổ thơ sau
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lại thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
( Nguyễn Duy )

1 bình luận về “Cảm nhận của em về khổ thơ sau Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lại thư”

  1.           Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã thể hiện được phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, sự kiên cường, bất khuất của loài tre được miêu tả qua hình ảnh:
                                            “Nòi tre đâu chịu mọc cong
                                    Chưa lên đã nhọn như chông lại thường”       
    Nòi tre từ khi nhô lên mặt đất đã mọc thẳng tắp, hướng lên trời. Con người Việt Nam cũng vậy dù khó khăn, gian nan nhưng vẫn luôn kiên cường, luôn ngẩng cao đầu. Cao đẹp hơn là sự chịu đựng khó khăn gian khổ trong cuộc sống, yêu thương, nhường nhịn và che chở cho con:
                                           “Lưng trần phơi nắng phơi sương
                                         Có manh áo cộc tre nhường cho con.”
    Từ câu thơ đó ta có thể thấy được tình mẫu tử của người mẹ, người cha dành cho con là thiêng liêng, cao quý, cũng như loài tre dù có phải phơi nắng, phơi sương nhưng vẫn luôn che chở, đùm bọc cho con của mình.
                 Qua đó, tác giả muốn bộc lộ được phẩm chât cao quý, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là truyền thống yêu nước, thương nòi của dân tộc Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới